7.24.2009
Selfless Acts of Vietnamese Citizens
Selfless Acts of Vietnamese Citizens
by DREW TAYLOR
Many Vietnamese more often than not, do not consider how their actions affect other people, even those in their immediate vicinity. Daily, smokers recklessly damage other people’s health, riders swerve in and out of traffic with complete disregard to other people’s safety, people throw garbage into the streets and into other people’s yards, and the list goes on and on. Yet, as much as everything is individual and seemingly selfish, there are certain concessions that people make in which they consider other people and act as a collective for the goodwill of those around them. And I can honestly say that these behaviours are sadly absent from the western world. To demonstrate my point, I will provide 3 easy examples.
Example Number 1 - During a rain shower, unless you have a raincoat, the chances are good that you will be running for cover to avoid getting soaked. Any shelter, make-shift or permanent, is sought out by those who are unfortunate to be caught outside in the rain. But, this is when the compassion of the Vietnamese people can be seen.
People will huddle under the rain awning of a shop, impeding entrance to the shop and inevitably creating discomfort for patrons. However, neither the owner nor the customers complain (no one comes out to yell at the people using the store front as rain shelter). Sadly, in Canada the shop owner would have asked everyone to leave unless they were going to buy something. They perceive the store front as an extension of their privacy, and wouldn’t hesitate to remove someone from their premises (even in a heavy rainfall).
Example Number 2 - On a seemingly calm day, vendors are out on the streets selling their wares. Various soup and noodle dishes, hand rolls, various fruits, and even hats and shoes. Suddenly a wave of commotion sweeps down the street in a panicked rush. The “quan ly thi truong” are coming! And how do people react to this common situation?
Suddenly you will see people opening their doors to their shops and houses to help people hide their possessions and products. The word of mouth has spread from people who are not even selling anything (and are in effect, not at risk of losing anything). People blocks away pass along the message that the quan ly thi truong are coming, confiscating tables, chairs, carts, etc. These people have nothing to gain from helping the vendors, and yet they offer assistance. Collectively they protect each other in a way that is not only admirable, but also selfless.
The situation is different in western countries. More often than not, people would be unwilling to pass along the word of approaching authorities. In fact in such situations many foreigners would actually welcome the authorities, seeing the vendors and such as a possible nuisance or some law-breaking entity.
Example Number 3 - Stepping into a restaurant or cafeteria in Canada or the US, you can witness many people waiting outside for a table to come available. But, if you peak around the corner to see if there really are no spaces available, it becomes clear that the restaurant is not full by Vietnamese standards. Looking around you can see that there are a number of tables with only 1, 2, or maybe 3 people sitting and yet the tables have the capacity to seat 5, 6, or more people. Why?
In Western countries, people never want to sit next to someone they don’t know. They have a fear that people are invading their privacy and that they have a magical area that is about 2 metres squared that surrounds them at all times. But, this leads to ridiculous expectations as well as a waste of time. Watching the people out front of the restaurant waiting for a place to sit fills me with the urge to slap them all in the face and say “Wake up!” In Viet Nam, any space that is available is used. People are not too sensitive or too cold to leave someone standing outside waiting for a seat. You can sit anywhere there is a space. And this practical approach has led to a simple understanding and acceptance that I admire. To me, it is a lot more sociable and warm to be able to sit next to a complete stranger without the awkwardness that foreigners feel in a similar situation.
As much as it seems that there is a lack of awareness of those around, Vietnamese do display actions that are selfless, compassionate, and practical. As the western world encroaches on Viet Nam during these times of transition and development, I stop and wonder if these actions will continue. There are certain behaviours and thinking that I wish the Vietnamese do not adopt from westerners. After all, this is still Viet Nam!
6.13.2009
FIVE KNACKS FOR LADY
Fine knacks for ladies, cheap, choice, brave and new,
god penniworths, but money cannot prove,
I keep a fair, but for the fair to view
a beggar may be liberal of love,
Though all my wares be trash, the heart is true.
Great gifts are guiles and look for gifts again,
My trifles come as treasures from my mind,
It is a precious jewel to be plain,
Sometimes in shell the Orient's pearls we find.
Of others take a sheaf, of me a grain
Within this pack pins, points, laces and gloves,
And divers toys fitting a country fair,
But in my heart, where duty serves and loves,
Turtles and twins, Court's brood, a heav'nly pair.
Happy the man that thinks of no removes.
Fine Knacks for Ladies
Fine knacks for ladies, cheap choice, brave and new
Good penniworthes, but money cannot woo;
I keep a fair, but for the fair to view;
A beggar may be liberal of love.
Tho' all my wares be trash, the heart is true,
the heart is true, the heart is true.
Great gifts are guiles and look for gifts again,
My trifles come, as treasures from my mind,
It is a precious jewel to be plain,
Sometimes in shell, the orient pearls we find.
All others take a sheaf, of me a grain,
of me a grain, of me a grain.
Within the pack, pins, points, laces, and gloves
And diverse toys, fitting a country fair
But in my heart, where duty serves and loves,
Turtles and twins, courts brood, a heavenly pair.
Happy the heart that thinks, of no removes,
of no removes, of no removes.
6.11.2009
my favorite songs
It Might As Well Be Spring
Lyrics by: Oscar Hammerstein II (O. Greeley Clendenning H. II)
Music by: Richard Rodgers
From the Film: State Fair 1945 (M)
I'm as restless as a willow in a windstorm, I'm as jumpy as puppet on a string
I'd say that I had spring fever, but I know it isn't spring
I am starry eyed and vaguely discontented, like a nightingale without a song to sing
O why should I have spring fever, when it isn't even spring
I keep wishing I were someone else, walking down a strange new street
And hearing words that I've never heard from a girl I've yet to meet
I'm as busy as spider spinning daydreams, spinning spinning daydreams
I'm as giddy as a baby on a swing
I haven't seen a crocus or a rosebud, or a robin on the wing
But I feel so gay in a melancholy way, that it might as well be spring
It might as well be spring.
OVER THE RAINBOW
Somewhere over the rainbow
Way up high
In the land that I heard of
Once, once in a lullaby
Somewhere over the rainbow
Skies are blue
And the dreams that you dare you dream
Really do come true
Someday I'll wish upon a star
And wake up where the clouds
Are far behind me
Where troubles melt like lemon drops
Away above the chimney tops that's where you'll find me
Someday I'll wish upon a star
And wake up where the clouds
Are far behind me
Where troubles melt like lemon drops
Away above the chimney tops that's where you'll find me
Somewhere over the rainbow
Skies are blue
And the dreams that you dare to dream
Really do come true
If happy little bluebirds fly
Above the rainbow
Why, oh why, can't I
MY FAVORITE THINGS
Raindrops on roses and whiskers on kittens
Bright copper kettles and warm woolen mittens
Brown paper packages tied up with strings
These are a few of my favorite things
Cream colored ponies and crisp apple streudels
Doorbells and sleigh bells and schnitzel with noodles
Wild geese that fly with the moon on their wings
These are a few of my favorite things
Girls in white dresses with blue satin sashes
Snowflakes that stay on my nose and eyelashes
Silver white winters that melt into springs
These are a few of my favorite things
When the dog bites
When the bee stings
When I'm feeling sad
I simply remember my favorite things
And then I don't feel so bad
You Must Love Me lyrics
Where do we go from here?
This isn't where we intended to be
We had it all, you believed in me
I believed in you
Certainties disappear
What do we do for our dream to survive?
How do we keep all our passions alive,
As we used to do?
[Bridge:]
Deep in my heart I'm concealing
Things that I'm longing to say
Scared to confess what I'm feeling
Frightened you'll slip away
[Chorus:]
You must love me
You must love me
Why are you at my side?
How can I be any use to you now?
Give me a chance and I'll let you see how
Nothing has changed
REFLECTION
Look at me
You may think you see
Who I really am
But you�ll never know me
Every day, is as if I play apart
Now I see
If I wear a mask
I can fool the world
But I can not fool
My heart
Who is that girl I see
Staring straight back at me?
When will my reflection show
Who I am inside?
I am now
In a world where I have to
Hide my heart
And what I believe in
But somehow
I will show the world
What�s inside my heart
And be loved for who I am
Who is that girl I see
Staring straight back at me?
Why is my reflection
Someone I don�t know?
Must I pretend that i�m
Someone else for all time?
When will my reflection show
Who I am inside?
There�s a heart that must
Be free to fly
That burns with a need
To know the reason why
Why must we all conceal
What we think
How we feel
Must there be a secret me
I�m forced to hide?
I won�t pretend that i�m
Someone else
For all time
When will my reflections show
Who I am inside?
When will my reflections show
Who I am inside?
SANTA BABY
Buh-bum.. buh-bum...
Santa baby, just slip a sable under the tree, for me
Been an awful good girl
Santa baby so hurry down the chimney tonight
Santa baby, a '54 convertible too, light blue,
I'll wait up for you dear
Santa baby, so hurry down the chimney tonight
Think of all the fun I've missed,
Think of all the fellows that I haven't kissed
Next year I could be just as good
If you check off my christmas list
Santa baby, I want a yacht and really thats not a lot
Been an angel all year
Santa baby, so hurry down the chimney tonight
Santa honey, one little thing I really need, the deed
To a platinum mine,
Santa baby, so hurry down the chimney tonight
Santa cutie, and fill my stocking with a duplex and cheques,
Sign your x on the line
Santa cutie, and hurry down the chimney tonight
Come and trim my chirstmas tree,
With some decorations bought at Tiffany's
I really do believe in you,
Let's see if you believe in me
Santa baby, forgot to mention one little thing, a ring,
I don't mean on the phone,
Santa baby, so hurry down the chimney tonight
Hurry down the chimney tonight
Hurry, tonight.
FINALLY FOUND SOMEONE
Something you should know about I Finally Found Someone Lyrics
Title: Bryan Adams - I Finally Found Someone lyrics
Artist: Bryan Adams Lyrics
Visitors: 62922 visitors have hited I Finally Found Someone Lyrics since May 27, 2008.
i
Send "I Finally Found Someone" Ringtone to Mobile
I finally found someone
That knocks me off my feet
I finally found the one
That makes me feel complete
It started over coffe
We strated out as friends
It's funny how from simple things
The best things begin
This time is different
And it's all because of you
It's better than it's ever been
'Cause we can talk it though
My favouite line was
"Can I call you sometime"
It's all you had to say
To take my breath away
This is it, oh I finally found someone
Someone to share my life
I finally found the one
To be with every night
'Cause whatever I do
It's just got to be you
My life has just begun
I finally found someone
Did I keep you waiting? I didn't mind
I apologise, baby that's fine
I would wait forever just to know you were mine
You know I love your hair
Are you sure it looks right?
I love what you wear
Isn't it too tight?
You're exceptional
I can't wait for the rest of my life
This is it, oh I finally found someone
Someone to share my life
I finally found the one
To be with every night
'Cause whatever I do
It's just got to be you
My life has just begun
I finally found someone
And whatever I do
It's just got to be you
My life has just begun
I finally found someone
5.18.2009
THIN LEI WIN & SÀI GÒN – CHIẾC CẦU NỐI NHỮNG NGUỒN VUI
Tóc đen nhánh, mắt mí lót, da bánh mật, chân mày lan lan tự nhiên, trông Thin như một thiếu nữ đến từ thảo nguyên nắng và gió, còn nguyên vẻ mộc mạc khỏe khoắn và vị ngòn ngọt thuần khiết của cỏ, của sương. Thin cuốn hút người đối diện bằng lối trò chuyện liến thoắng và giữ lửa bằng sự chừng mực trong một giọng Anh dễ nghe, quá êm và ấm để tạo ra một xung động gọn gàng bao quanh từ trường màu nâu của mình.
Quê hương. Người viết. Đôi bạn & duyên đến Việt Nam
Quê hương Thin, cố đô Rangoon, Myanmar dưới thời đế quốc Anh từng là trung tâm xuất khẩu nông lâm, sản vật quí hiếm, với cơ sở hạ tầng ngang với Luân Đôn. Sau trận động đất năm 1930 và chiến tranh thế giới thứ hai, Rangoon bị thiệt hại nặng nề và liên tiếp trải qua nhiều biến động chính trị cho đến năm 1989, Rangoon chính thức đổi thành Yangon. Từng được chọn làm nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Phật giáo Thế giới năm 2004, song cho đến nay, quê hương Yangon vẫn là một nơi Thin hướng về với nhiều ưu tư, khắc khoải.
Thin kể lại rằng cô may mắn được cha mẹ là những người có tầm nhìn luôn khuyến khích cô học tiếng Anh và hướng cô ra thế giới. Những năm đầu đại học, trường đại học Yangon gặp nhiều biến động khiến sinh viên phải nghỉ, Thin đến Singapore và tiếp tục hoàn thành cử nhân kinh tế. Tốt nghiệp đại học, Thin phụ trách về truyền thông và marketing cho một hãng tư vấn luật. Nhưng tính thích giao tiếp và không chịu ngồi yên một chỗ đã mang Thin rẽ lối đến với nghiệp viết lách và hoàn thành cao học Báo chí một năm tại Anh.
Khi vị hôn phu nhận lời mời công tác tại Việt Nam, Thin cùng anh đến Sài Gòn trong chuyến đi ba ngày để có quyết định về nơi an cư lạc nghiệp. Đôi bạn trẻ đến thành phố đúng dịp lễ hội Oktoberfest cách đây hai năm và được mời tham gia đêm hội tại Windsor. Chính nhờ đêm tiệc vui ấy, đôi bạn trẻ quyết định nhận công tác tại Việt Nam vì một lẽ rằng, chính những người bạn gặp, chứ không phải sự phát triển về kỹ thuật – là yếu tố giữ bạn ở lại. Thin hiện đang làm cho tạp chí Asia Life in Vietnam, song không lúc nào cô tự nhận mình là nhà báo. Thin thích được gọi là người viết.
Gần hai năm ở Việt Nam, Thin cùng chồng đã đi thăm thú nhiều nơi dọc dải đất cong cong Việt Nam. Từ Hà Nội, Hạ Long, Hải Phòng, vùng núi Tây Bắc, dải đất miền Trung, Cao nguyên và đồng bằng Nam bộ, ở đâu, đôi bạn trẻ cũng thể hiện là những người quan sát tốt qua những bức ảnh chụp phong cảnh và con người có chiều sâu, thể hiện một sự chiêm ngưỡng lắng đọng. Hàng trăm bức ảnh cảnh vật và con người Việt Nam được đưa lên trang web cá nhân để chia sẻ với bạn bè gần xa thực sự là một bộ sưu tập có ý nghĩa về tinh thần và thời gian không chỉ với riêng tình yêu của đôi bạn trẻ.
Với Sài Gòn. Và chiếc cầu nối những nguồn vui
Ở một nước đang phát triển, người ta có cơ hội để nhìn thấy nhiều hơn. Khi tòa tháp Truyền hình thành phố khánh thành với ánh đèn màu thay đổi vào mỗi đêm, khi Saigon Square được dỡ xuống để Kumho mọc lên, những cao ốc văn phòng và nhà ở trong nội thành vươn mới, có biết bao niềm vui, nỗi buồn qua đi trong lòng những con người đang chia sẻ cái không gian đô thị nhỏ bé nhiều ẩn ức và hớn hở này. Công việc của Thin, người viết cho tạp chí văn hóa- du lịch- giải trí, là giới thiệu một phần đời sống Sài Gòn cho độc giả nước ngoài đến du lịch hay sống và làm việc tại Việt Nam. Thin viết về Sài Gòn cho độc giả phương Tây bằng cảm nhận và trải nghiệm của một người nước ngoài, duy có một chút khác vì Thin người châu Á. Quê hương Thin, Myanmar cũng là một quốc gia đang trở mình, song nhiều bạn trẻ xa xứ như Thin không tìm thấy cơ hội làm chứng nhân cho sự đổi mới.
Từ ngày rời Myanmar, Sài Gòn là nơi thứ hai Thin dành nhiều thời gian sống, chỉ sau Singapore. Thin luôn nói, được ở trong lòng một thành phố đang phát triển là khoảng thời gian đáng sống và đáng nhớ. Là một người nước ngoài, hơn ai hết Thin hiểu cảm giác của người xa nhà đi tìm niềm vui. Là một cư dân thành thị, hơn ai hết Thin hiểu giá trị của thời điểm một đô thị lột xác, khi “mới” và “cũ” va chạm, tranh chấp và nhường nhịn. Là một người viết, hơn ai hết Thin hiểu cần mang gì đến cho người đọc. Và Sài Gòn mang lại cho Thin cơ hội để làm chiếc cầu nối người với người, nối người với những nguồn vui. Ở một Singapore sạch sẽ, an toàn, bộ mặt người dễ trở nên nghiêm túc, cứng nhắc. Ở một Sài Gòn còn tất bật trong sự nhàn rỗi, người ta còn giữ được mình dễ chịu và đầy biểu cảm.
Ngày càng có nhiều người nước ngoài tìm đến sống và làm việc tại các quốc gia đang phát triển, phải chăng họ muốn nhìn thấy nhiều diễn biến khác lạ hay một cách vô thức, họ đi tìm một thứ gì đó như là cầu nối giữa người với người? Theo kinh nghiệm của Thin, người nước ngoài sống và làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh hiếm khi rơi ra ngoài quĩ đạo khép kín nối liền ba điểm sinh hoạt vui chơi giải trí là Quận 1- An Phú- Phú Mỹ Hưng. Từ đó họ đi đi về về an ổn và bảo thủ trong cái vòng thân thuộc ấy. Thế nên văn hóa tiếp cận được với người nước ngoài vô hình chung cũng bị giới hạn tại đó. Gout của những người thích tìm về không khí thành thị của Sài Gòn xưa thường là những nơi nhỏ nhắn, ấm cúng hơn là nơi qui mô, hào nhoáng.
Sài Gòn đặc biệt cũng là nhờ tất cả những vẻ khác lạ, đẹp- xấu, hay- dở, sáng- mờ lẫn lộn, phơi bày không phô phang, mà cũng không giấu giếm. Sài Gòn hấp dẫn du khách bởi cái vẻ tạp nhạp tự nhiên nhưng sao vô cùng duyên dáng của mình. Và công việc của Thin, là kể những câu chuyện Sài Gòn phố, Sài Gòn quán, phóng khoáng, đong đưa, một Sài Gòn có khi cũ và buồn nhưng chẳng mấy khi dìu khách xa xứ vào nỗi sầu trầm tư mặc tưởng.Và Thin, một người hiểu và yêu Sài Gòn không kém gì người Sài Gòn, cứ mãi mong thành phố giữ được mãi nét duyên của mình. Bản thân Thin cũng tìm những quán quen, để giữa Sài Gòn, được tựa mình vào một chốn thân quen thật không còn gì bằng. Au Parc café Hàn Thuyên, nhà hàng Le toit gourmond, hay Qing Bar Đông Du, quán nhỏ, rượu ngon là những nơi Thin yêu thích.
Tháng hai này, Thin và vị hôn phu sẽ tổ chức đám cưới tại quê nhà Yangon, Myanmar. Đôi bạn trẻ đã lên kế hoạch đặc biệt để mời và hướng dẫn bạn bè từ khắp nơi thực hiện chuyến đi ăn cưới xa xôi hiếm thấy. Biết rằng ở Myanmar, cánh cổng vào còn khá xa lạ với bạn bè thế giới, nơi các dịch vụ truyền thông, y tế, du lịch còn ở mức khiêm tốn, Thin và Chris, chồng sắp cưới của cô đã thiết kế những tấm thiệp cưới đặc biệt có hình như một tấm bưu thiếp, vừa là thiệp mời, vừa là một cẩm nang hướng dẫn làm sao đến Myanmar, với đầy đủ thông tin từ cách xin thị thực đến đặt vé máy bay, khách sạn, dịch vụ viễn thông, y tế…
Tết dương lịch năm ngoái, đôi bạn đi tour đạp xe từ Đà Lạt đến Mũi Né. Năm nay, Thin và Chris đã lên đường thăm Côn Đảo lịch sử. Chuyện tình của Thin và Chris khởi đầu trên một chuyến thang máy ở Singapore, được nuôi dưỡng trên mọi nẻo đường Việt Nam, và sắp sửa thành tựu ở quê nhà Yangon. Cầu chúc đôi bạn trẻ mãi mãi hạnh phúc, cũng như Sài Gòn, mãi giữ được nét duyên của mình!
Quế Anh
PHIM VỀ MARADONA VÀ CÚ GHI BÀN LỊCH SỬ “THE HAND OF GOD”
Cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá thế giới, Diego Armando Maradona nổi tiếng và tai tiếng với những thành công xuất chúng và hành vi thái quá cả trong và ngoài sân cỏ. Cuộc đời anh là đề tài cho không chỉ một mà là hai dự án phim: bộ phim lồng tiếng Ý-Tây Ban Nha: Maradona, the Hand of God và phim tài liệu với cái tên đơn giản Maradona. Trong khi bộ phim tài liệu có thể được vinh danh tại liên hoan phim Cannes lần tới, thì phim Maradona, the Hand of God, đạo diễn Marco Risi, diễn viên chính Marco Leonardi, vừa ra mắt tại Ý cuối tháng 3 năm nay dự kiến sẽ vấp phải nhiều khó khăn khi chinh phục “thị trường chung” điện ảnh châu Âu.
Ít có môn thể thao nào khơi dậy cảm hứng xuyên lục địa và gây nên cơn sốt cho cả thế giới như bóng đá. Maradona, the Hand of God, lấy tựa từ bàn thắng nổi tiếng trong trận Argentina gặp Anh, World Cup 1986 tại sân Estadio Azteca, Mexico City. Bàn thắng được hiện bằng đầu và “bàn tay của Chúa”, theo cách Maradona miêu tả, thừa sức kéo người hâm mộ ở Ý xếp hàng mua vé. Ở Ý, cái tên Maradona được nhắc đến với lòng ngưỡng mộ và biết ơn vì những chiến thắng anh mang về cho Napoli khi chơi cho đội bóng tại Naples từ 1984 đến hết 1992 trước khi phải rời CLB vì một vụ bê bối liên quan cocaine. Cũng được biết thêm rằng từ khi nghỉ hưu, chứng nghiện cocaine vẫn tiếp tục và Maradona phải trải qua cơn đau tim sau một lần dùng cocaine quá liều năm 2004. Anh cũng phải chiến đấu với chứng béo phì và những lời cáo buộc về việc nuôi con ngoài giá thú.
Maradona, the Hand of God được quay tại Argentina và Ý, với ba diễn viên chính trong vai Maradona: Gonzalo Alarcon trong vai Diego còn nhỏ, Abel Ayala ở thời niên thiếu và Marco Leonardi, thời trưởng thành. Trong đó, sự xuất hiện của Leonardi được xem sự trở lại thành công sau hai vai diễn chính khẳng định thành công trong cuối thập niên 80, đầu 90: Nuovo cinema paradiso from 1988 and Como agua para chocolate (Like Water for Chocolate) from 1992. Vai vợ Maradona và người tình Claudia Villafađe do Eliana González và Julieta Díaz đóng.
The Hand of God ghi nhận lại những thăng trầm trong cuộc đời người cầu thủ huyền thoại đã đánh bại đội tuyển Anh trong vòng tứ kết World Cup 1986, sau đó giúp Napoli thắng giải vô địch Ý năm 1987, 1990. Mặc dù những bê bối liên quan đến ma túy và vi phạm pháp luật liên tiếp phần nào làm lu mờ thành công trên sân cỏ, Maradona vẫn được tôn vinh là huyền thoại lịch sử. Bộ phim dựng lại hầu hết các khoảnh khắc huy hoàng nhất của Maradona trong sự nghiệp. Trong trận gặp Anh, Maradona trả đũa cách chơi quí tộc của các nghệ sĩ bóng đá Anh. Sự thiếu tính đồng đội và tính “diễn” trong phong cách chơi bóng của Maradona được cả thế giới vỗ tay, mặc dù chấp nhận điều đó ngay lập tức quả không dễ dàng gì. Ngay cả những sai lầm của Maradona đều mang một chút thần thánh, bởi vì không có một cầu thủ nào mà sức ảnh hưởng cá nhân trong một chiến thắng ở World Cup lại đậm đà như thế. Ngay cả Pele, Beckenbauer, Zidane… cũng không thể sở hữu khả năng biến đồng đội của mình thành những trái tim sư tử quả cảm. Lối chơi cân bằng, sức mạnh, sự dũng cảm, những đường bóng sáng tạo đầy tinh nghịch của Maradona khiến không chỉ người hâm mộ bóng đá mà cả khán giả truyền hình đều kinh ngạc. Nhưng trên tất thảy, người cầu thủ huyền thoại này chơi bóng như đặt cả cuộc đời mình vào đó.
Trận tứ kết Argentina thắng 2-1, với đa số người Anh, sự kiện này là sẽ luôn được nhắc đến như mối hận cần phục thù mỗi khi chạm trán. Còn với người Argentina, đây là sự phục hận cho trận đấu được cho là thiếu công bằng trong World Cup 1966.
Bóng đá Anh và Argentina liên tục trải qua các cuộc đụng độ trong lịch sử giao đấu, mở đầu là tranh cãi khi đội trưởng người Argentina Antonio Ubaldo Rattin bị đuổi ra ngoài trong trận thi đấu World Cup 1966, Argentina thua cuộc, trong khi Anh vô địch. Năm 1986, trong trận tứ kết World Cup, căng thẳng lên đến đỉnh điểm một phần vì cuộc chiến Falklands diễn ra trước đó bốn năm. Lần này, với cú làm bàn bằng “Bàn tay của Chúa”, Argentina chiến thắng, hả hê như Anh cách đây 20 năm về trước.
Trong trận tứ kết định mệnh đưa Argentina lên đỉnh vinh quang năm ấy, phút thứ sáu khi bước vào hiệp hai, Maradona đột ngột tạt ngang từ sườn bên phải, lướt qua một góc hẹp trong khu vực của đồng đội Jorge Valdano. Maradona vượt lên, tuy chậm hơn Valdano một chút và chạm mặt Steve Hodge, trung vệ cánh trái của tuyển Anh, lúc này đã di chuyển về dưới để phòng vệ. Hodge cố gắng chặn bóng nhưng không thành. Bóng trượt khỏi chân và lăn vào vùng cấm địa, hướng về phía Maradona lúc này vẫn đang tiếp tục chạy. Thủ môn đội Anh Peter Shilton đã nhào ra vừa kịp lúc để đấm bóng. Với chiều cao hơn một mét tám, rõ ràng Shilton có thể vượt lên hẳn Maradona ( chỉ cao một mét sáu lăm) để nhào về phía bóng. Tuy nhiên, Maradona đã chạm bóng trước bằng phía ngoài nắm tay trái. Banh đi thẳng vào khung thành, trọng tài người Tunisi Ali Bin Nasser không phát hiện hành vi phạm luật và đã công nhận bàn thắng.
Rất nhiều người, kể cả Shilton, lúc đầu cũng không nhận ra rằng đó là cú banh bằng tay. Nhiều bình luận viên các đài nghĩ rằng sự phản đối của hậu vệ đội Anh là vì việt vị mà chỉ khi xem lại camera góc mới cho thấy sự phạm luật.
Trong tự truyện xuất bản năm 2000, Maradona đã tự nhận rằng: “Bây giờ tôi cảm thấy có thể nói điều mà từ lâu tôi đã không thể. Thời điểm mà tôi gọi đó là “Bàn tay của Chúa”, làm gì có bàn tay nào của Chúa! Đó là bàn tay của Diego! Cảm giác lúc ấy giống như móc túi của người Anh vậy”. Tai nạn khi các cầu thủ lợi dụng sơ suất của trọng tài để được công nhận bàn thắng là chuyện thường tình, song “Bàn tay của Chúa” để lại tiếng vang quá lớn trước hết vì tính quan trọng của trận đấu, sau là vì sự căng thẳng ngấm ngầm giữa Argentina và Anh từ lâu đã ôm ấp ý đồ phục hận.
Đạo diễn bộ phim, Marco Risi tuyên bố dù gì bàn thắng của Maradona là một nghệ thuật, và là một cột mốc đáng ghi nhớ trong sự nghiệp của cầu thủ huyền thoại. Phim mô tả cuộc đời Maradona từ thuở thiếu thời khổ cực lớn lên trong khu ổ chuột ở Buenos Aires cho đến giai đoạn anh nghiện ma túy. Tuy nhiên không đề cập đến những góc tối trong cuộc đời Maradona như thời kỳ suy sụp trong thuốc, căn bệnh béo phì, và các bê bối pháp lý, cả việc anh có dính líu tới mafia ở Naples.
Phim được chào đón nồng nhiệt ở Ý, vốn xem Maradona là thần tượng khi anh giúp mang về cho Napoli liên tục hai cúp Scudettos và cúp UEFA. Nhưng dự báo không mấy tốt lành khi phim sắp trình chiếu tại Anh và các nước châu Âu khác. Biết đâu, người Anh cũng vì tò mò mà tạm gác lại ấm ức mang tính lịch sử với cú ghi bàn bằng “Bàn tay của Maradona” và tạm chấp nhận vô địch World Cup 1986 của Ý biết đâu cũng là ý Chúa.
Q.A
PACHARAN – ĐÔI MẮT TÂY BAN NHA CỦA ANDRES ARIAS
Đối diện một khách sạn Anh, cạnh một hiệu bánh mì Pháp, song song với một nhà hàng Tàu và xoay lưng vào quán bia Đức, Pacharan- nhà hàng Tây Ban Nha đầu tiên trong thành phố đã khai trương sau một thời gian dài đồn thổi và mong đợi.
Nếu không sành món Tây, chắc hẳn ít ai biết Pacharan là tên một loại rượu truyền thống thường được dùng sau bữa ăn để kích thích tiêu hóa, có nguồn gốc từ Navarra, vùng tự trị Basque, lãnh thổ Tây Ban Nha. Được làm từ loại mận gai được trồng trong vùng khí hậu Địa Trung Hải, ngâm với rượu hồi, thêm ít hương liệu từ hạt café và vanilla, Pacharan có màu nâu đỏ, vị ấm dịu mà nồng nàn lơ lửng trên đầu lưỡi. Tọa lạc ngay góc đường Công trường Lam Sơn-Hai Bà Trưng, ngôi nhà bốn tầng màu kem dường như quá sạch sẽ để người ngoài nhận biết đó là một nhà hàng nếu không nhờ dòng chữ Tapas and Bodega, nhắc nhở tên món ăn chơi khá phổ biến của Tây Ban Nha- Tapas. Và nếu chỉ nhìn bề ngoài, thực khách cũng khó ngờ chàng thanh niên rất trẻ và có vẻ lãng tử này là giám đốc điều hành cơ ngơi Pacharan.
Cha người Tây Ban Nha, mẹ người Brazil, Andres Arias sinh tại Rio De Jan Nero, Brazil, lớn lên ở Barcelona, Tây Ban Nha, từng làm việc với những nhà hàng trong danh sách nổi tiếng nhất thế giới của Robert De Niro, Madonna, phục vụ Vua và hoàng hậu Tây Ban Nha… Bước vào lĩnh vực nhà hàng từ năm 14 tuổi khi cậu bé Andres cũng cần ít tiền tiêu vặt như bao đứa trẻ khác, nghề nhà hàng và ẩm thực khi ấy đối với một cậu bé sao quá dễ dàng như hẳn đã nhập tâm tự khi nào. Năm 18 tuổi, Andres sang Anh học đại học ngành quản lí nhà hàng khách sạn và bắt đầu sự nghiệp một cách chuyên nghiệp tại Anh. Những nhà hàng Andres từng làm việc đều có tên trong danh sách những nhà hàng tốt nhất thế giới, môi trường hoàn hảo, cung cấp những dịch vụ hoàn hảo. Ý tưởng về hệ thống Pacharan xuyên suốt châu Á nằm trong kế hoạch phát triển Pacharan như một thương hiệu nhà hàng Tây Ban Nha đẳng cấp quốc tế, chia sẻ khẩu vị của nền văn hóa ẩm thực vùng Địa Trung Hải vốn được ưa chuộng bởi giới thượng lưu khắp nơi trên thế giới.
Những nhà quản lý cấp dưới ở Pacharan nói họ đã làm việc với nhiều lãnh đạo người nước ngoài trong ngành nhà hàng khách sạn nhưng chưa ở đâu có ấn tượng như Andres ở Pacharan. Ở Andres toát lên một sự nhã nhặn khe khắt, đòi hỏi một phong cách phục vụ tốt nhất, nhanh, dứt khoát và nghiêm ngặt. Bộ đồng phục màu đen của phục vụ nhà hàng không làm tối bớt đi không gian tràn ngập ánh sáng ở Pacharan mà ngược lại, làm đầm thêm những màu nóng rừng rực như đang bị đóng trong cái khung của những mái vòm trắng thanh lịch. Pacharan chào bán thực đơn Tây Ban Nha cho thực khách muốn thưởng thức chất Tây Ban Nha đích thực trong từng ly rượu, từng hạt gạo trong món cơm Paella, từng loại dầu olive dành riêng cho mỗi món… Tất cả thức uống và nguyên vật liệu đều được nhập từ bản quốc, chế biến theo phong cách truyền thống, và phục vụ với đẳng cấp quốc tế. Ở Pacharan, giám đốc điều hành cũng có thể là người phục vụ - đó là điểm khác biệt trong cách quản lí ngành nhà hàng khách sạn của chàng thanh niên không biết giấu sự nồng nàn đàng sau đôi mắt xanh vốn dĩ rất nhạt của mình.
Là vùng đất sản sinh những nhà văn, họa sĩ, vũ công tài ba… nhưng nhắc đến một-không-khí Tây Ban Nha trong Pacharan, đó không thể chỉ là Cervantes, Picasso hay Carlos Montoya… mà trước phải là một nhà hàng với phong cách thưởng thức ẩm thực Tây Ban Nha đúng nghĩa. Trong một không gian nghệ thuật Tây Ban Nha đương đại, Pacharan vẫn trung thành với màu sắc và đường nét truyền thống, nhưng không bị gò bó bởi nghệ thuật của những danh họa mà cả thế giới ngưỡng mộ.
Andres có cái nhìn rất tự tin về sự am hiểu và tiên phong trong tư duy nghệ thuật của mình. Bạn của Andres, chuyên gia thiết kế quán bar, nhà hàng của châu Á, Jerry Swaffield được mời để thực hiện khâu thiết kế cho Pacharan. Vòm cong, sàn gỗ, những ô cửa kính màu, đỏ và vàng… là lặp lại của đường nét Tây Ban Nha truyền thống. Phần hồn của nội thất có thể nói là những bức tranh Pacharan. Ấn tượng của thực khách bị dồn vào những bức tranh vuông có, dài có, nhỏ có, to có, và một điều lạ lùng là tất cả những bức tranh đều vẽ về cùng một thứ: những chai rượu Pacharan đủ hình dáng, đủ kích cỡ đan chen với nhau. Nhưng khi bạn nhìn chúng, mỗi bức tranh dường như là một thực thể riêng, chúng có những đôi mắt và ánh nhìn riêng, nằm ở những vị trí khác nhau, trò chuyện theo một lối riêng. Một người bạn làm về nghệ thuật cho rằng Andres là người rất can đảm khi dám thể nghiệm quan niệm thẩm mỹ của anh trong nghệ thuật bằng những bức tranh nói là thường cũng đúng mà quí cũng đúng. Đó là thứ nghệ thuật cân bằng, khi mà mỗi xúc cảm đặt vào nó nối dài phần bên kia của cảm xúc chứ không phải tự thân tác phẩm nghệ thuật làm nên sự cảm nhận. Cách Andres làm với nghệ thuật có thể ví như cách người biết võ quay lưng trong một trận đấu. Ngoan cố, thách thức và chờ đợi.
Với quan niệm chia sẻ cái mình có chứ không sao chép, từng chi tiết của Pacharan đều ghi nhận dấu ấn của sự tìm tòi, sáng tạo. Như những chụp đèn gắn trên tường là khuôn mặt người đàn ông với nụ cười trường tiếu phổ biến trong các vở kịch xưa ở Tây Ban Nha. Hình ảnh con bò trong truyền thống đấu bò tót được dùng làm biểu tượng chào đón khi thực khách khi ngồi vào bàn, khi vào trang web của Pacharan lại là một con bò… rất hiền. Pacharan tại Sài Gòn là trung tâm thứ hai trong hệ thống Pacharan tại Đông Nam Á. Pacharan đầu tiên tọa lạc ở vị trí rất đẹp nhìn ra con sông Mekong tại Phnom Penh, Campuchia, vốn cũng rất nổi tiếng với du khách quốc tế. Theo Andres, ở châu Á hiện nay ngoài Trung Quốc, Việt Nam là nơi du khách đang muốn đến tìm hiểu và khám phá. Với cộng đồng người nước ngoài hiện sống và làm việc tại Việt Nam khá phong phú, khách du lich quốc tế và người Việt ở nước ngoài về nước làm ăn khá đông, việc kinh doanh nhà hàng khách sạn, lãnh vực vốn rất cần môi trường quốc tế, đang gặp nhiều thuận lợi và sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai.
Quế Anh
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU: TỪ NHẬN DẠNG ĐẾN NHÂN DẠNG
Một trong những yếu tố làm nên nhận dạng thương hiệu là tính cách thương hiệu. Nhưng chọn lựa và phát triển tính cách như thế nào, một thương hiệu đa tính cách có thể đồng cảm với nhiều đối tượng khách hàng, hay mỗi loại khách hàng chỉ có thể tìm thấy mình trong một thương hiệu? Làm thế nào để duy trì một bức tranh nhận dạng thương hiệu tập trung trong khi vẫn phù hợp với nhiều nhóm đối tượng mà thương hiệu đang tương tác? Điều đó chỉ có thể được giải quyết khi thương hiệu được nhận thức như một cá nhân.
Dùng nhân vật nổi tiếng làm đại diện hình ảnh cho một thương hiệu là cách làm khá hiệu quả và phổ biến để xây dựng tính cách thương hiệu và quảng cáo sản phẩm bởi khả năng tạo ấn tượng gần gũi trong nhận thức người tiêu dùng là: cá tính thương hiệu cũng chính là cá tính và phong cách đã làm nên tên tuổi của người nổi tiếng. Tuy nhiên, dùng các “sao” có thể nguy hiểm bởi các khả năng như:
Có một sự kết nối lệch lạc giữa “sao” và sản phẩm; “Sao” đại diện cho quá nhiều sản phẩm, làm giảm giá trị ảnh hưởng; Người tiêu dùng có thể hoài nghi động cơ làm đại diện cho một thương hiệu của “sao”; Và cuối cùng, vì các “sao” cũng là người nên có khi lầm lỗi. Mọi sự cáo buộc về hành vi của người nổi tiếng, dù được sáng tỏ hay chưa, đều sẽ gây rắc rối cho các thương hiệu liên quan đến họ.
Cuộc se duyên giữa thương hiệu với các sứ giả “ngôi sao” có thành công hay không là tùy thuộc vào mục đích và chiến lược của từng thương hiệu: nhanh chóng tranh thủ thị hiếu, giành giật thị phần, hay trao cho sứ giả sứ mệnh đánh thức những tín đồ ngủ quên... Có thể thấy nhiều điều từ kết quả chiến dịch “Tôi là tôi” (I am What I am) của Reebok và “Máy tính cũng là chuyện cá nhân” (The computer is personal again) của Hewlett-Packard chỉ sau một thời gian tung ra thị trường.
50 Cent - ngôi sao nhạc rap đang ở đỉnh cao sự nghiệp trị giá hàng triệu đô và trở thành cái máy in tiền cho các hãng lớn - là nhân vật được Reebok chọn cho chiến dịch toàn cầu quảng bá loại giày đi bộ hiệu G-Unit. Video game mang tên Bulletproof của 50 Cent và hợp đồng với hãng đồ thể thao Reebok đã gây một chấn động lớn khi mẫu quảng cáo của hãng này bị Hiệp hội tiêu chuẩn quảng cáo Hoa Kỳ cấm phát sóng. Reebok từ chối nói về cuộc hợp tác với 50 Cent nhưng thừa nhận hãng này cũng phải nhìn lại rủi ro về thương mại bởi họ cũng không thể tính hết được những tác dụng ngược. Hình ảnh “Thằng bé hư” (Bad boy) mà hãng này đang khai thác là chuyện xưa trước khi tên tuổi 50 Cent được chú ý, câu hỏi là tại sao Reebok lại chọn nhân vật này cho chiến dịch quảng cáo rầm rộ toàn cầu?
Không riêng Reebok, văn hoá hip-hop đầy rẫy những thương hiệu nổi tiếng từ Mercedes đến Louis Vuitton hay Courvoisier. Đối với các công ty khai thác các ngôi sao hip-hop, cơ hội tăng doanh số đột ngột hay hứng chịu một vụ bê bối hình ảnh được đánh giá là ngang nhau. Ai cũng ngạc nhiên khi hãng sản xuất champagne lớn như Cristal cũng trở thành sự lựa chọn của các tay rapper sau khi 50 Cent đổ những chai Cristal đắt tiền lên lưng các vũ công trong một video clip của anh. Frederic Rouzaud, giám đốc điều hành Cristal Champagne hơi giật mình khi nghe tên sản phẩm mình được rap lại trong các bản hip-hop. Với thái độ hàn lâm của một nhà ngoại giao, ông tỏ vẻ nhát gừng khi đụng đến văn hóa hip-hop: “Tôi nghĩ tốt hơn là họ nên uống champagne thay vì đổ nó đi.”
Nhiều thương hiệu đang cố thay đổi để trở thành hình ảnh thú vị trong mắt giới trẻ và điều này gây không ít tác dụng phụ vì thái độ tiếp cận không đúng cách. Như McDonald năm ngoái nỗ lực sâu sát với giới trẻ bằng cách xem hip-hop là con đường dẫn đến... bao tử của các thực khách tuổi teen. McDonald đưa ra chiêu treo giải cho các nghệ sĩ sáng tác và hát rap về những chiếc bánh Big Mac với giải thưởng là tiền mặt cho bất cứ bài hát nào có về Big Mac được phát sóng. Dĩ nhiên ý tưởng chẳng bao giờ thành hiện thực vì chẳng có ban nhạc nào thích bị “mua” kiểu đó. Sai lầm của McDonald là ở thái độ quá thẳng thừng của họ đối với mục đích kinh doanh và quan trọng là - với hip-hop. Hip-hop hiện nay là thứ văn hóa có khả năng tạo trường ảnh hưởng có tính toàn cầu với thế hệ trẻ. Có một sự tương quan giữa hip-hop với tất cả thương hiệu vì vậy cuộc chạy đua để trở thành những thương hiệu quyến rũ với giới trẻ là gay go như nhau. Tiêu chí của sự hấp dẫn thay đổi xoành xoạch, cho dù bạn có chạy theo thế nào thì vẫn luôn đi sau nó một bước. “Nối mạng” với hip-hop luôn có thể là con dao hai lưỡi.
Giải thích với Hiệp hội tiêu chuẩn quảng cáo Hoa Kỳ, Reebok nói mục đích của chiến dịch “Tôi là tôi” là để cổ vũ tinh thần thể hiện bản thân, sự độc đáo cá nhân. Hiệp hội cho rằng Reebok chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn người nổi tiếng, mẩu quảng cáo được xem là dung thứ cho tính bạo lực và ngầm chỉ trích cuộc sống của ngôi sao có thể là cảm hứng cho những hành vi sai trái. 50 Cent là hình ảnh vận động cho một chiến dịch ngắn hạn, trong khi sản phẩm cải tiến liên tục mà chiến dịch gắn với một ngôi sao chỉ chạy có thời hạn nhất định. Về kinh nghiệm sử dụng hình ảnh người nổi tiếng có lẽ Pepsi dẫn đầu nhờ chiến lược dùng một loạt các ngôi sao trong thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp của họ.
Ảnh hưởng về mặt hình ảnh cộng đồng quanh rắc rối của vụ cấm quảng cáo sẽ ảnh hưởng Reebok như thế nào còn tùy thuộc vào phân khúc khách hàng mà quảng cáo nhắm tới. Những nhà quan sát cho rằng, ảnh hưởng tiêu cực trong mắt người tiêu dùng vốn chuộng sản phẩm Reebok ở chất lượng là điều không tránh khỏi. Thêm nữa, trong khi Reebok đưa ra giải thưởng về hoạt động nhân quyền chống bạo lực từ những năm 1988, thì giờ đây hình ảnh 50 Cent với trò chơi bắn súng mang hình ảnh quá bạo lực. Oái ăm hơn là hình ảnh bạo lực này lại đi kèm với một chương trình sale đầy thiện chí: mỗi đôi giày hiệu G-Unit bán được sẽ trích 50 xu cho quĩ từ thiện xã hội. Quả là một bài học đau cho Reebok (!).
Còn bài học thực tế trong chiến dịch “Máy tính cũng là chuyện cá nhân” của HP rất đơn giản: dùng những người sáng tạo để phát biểu một cách sáng tạo những điều rất thực tế. Lấy cảm hứng từ ý tưởng “những bàn tay nói chuyện” (talking hands), loạt quảng cáo mới của HP mời những tên tuổi nổi tiếng trong các lĩnh vực như nhà văn Paul Coelho, nhà tạo mẫu thời trang Vera Wang, ông vua nhạc rap Jay-Z, vô địch trượt tuyết Shaun White, đạo diễn Michel Gondry... Những nhân vật nổi tiếng lâu nay được biết dưới một cái tên và được xem như biểu tượng giờ đây xuất hiện, dùng bàn tay để kể những câu chuyện về cuộc sống và công việc thường ngày họ làm với chiếc máy tính cá nhân HP của mỗi người. Ít người biết cả ba tập phim hoạt hình 3D Shrek1, 2, 3 (riêng phần 3 là 4D) đều có phần kỹ thuật được thực hiện trên chiếc máy HP hỗ trợ công nghệ của AMD. Kết quả của chiến dịch “Máy tính cũng là chuyện cá nhân” (The computer is personal again) trong quí Một năm 2007 cho thấy doanh số máy tính cá nhân tăng 17% đạt 8,7 tỉ đô la Mỹ, trong đó riêng máy xách tay tăng 40%. Các chuyên gia marketing ở trung tâm công nghệ Silicon Valley đánh giá cao nỗ lực và thành công của HP khi xây dựng hình ảnh một HP hiện đại, gần gũi hơn với người tiêu dùng, mặc dù nhà sản xuất máy in và máy chủ hàng đầu thế giới này chỉ mới tấn công vào thị trường máy tính cá nhân để cạnh tranh cùng Dell, Lenovo, Acer...
Quế Anh
LUCIANO PAVAROTTI - GIỌNG TENOR NGỌT NGÀO CỦA THẾ KÝ XX
Nhận được tin nghệ sĩ opera Pavarotti qua đời vào lúc 5 giờ chiều ngày 6 tháng Chín, người yêu nghệ thuật opera trên khắp thế giới đã nghiêng đầu tiễn biệt “Lucy béo”, tên thân mật của giọng tenor vàng Luciano Pavarotti (12/10/1935-6/9/2007). “Tôi nghĩ tôi chỉ dừng một năm trong giai đoạn từ một đứa trẻ trở thành một người đàn ông và bị đổi giọng. Từ alto, tôi trở thành tenor và đó là lần duy nhất tôi nhớ mình phải ngưng hát. Còn không thì, tôi sẽ luôn hát suốt đời.” Pavarotti đã hát suốt cuộc đời và hàng triệu người sẽ còn nghe ông hát tiếp. Có chăng, đây chỉ là lần tạm ngưng thứ hai...
TỪ GIẤC MƠ BÓNG ĐÁ ĐẾN THIÊN TÀI OPERA
Cũng như ảnh hưởng của Rudolf Nureyev và Mikhail Baryshnikov đối với balê cổ điển trong thập niên 1970, 1980, sự thân thiện, phong cách cùng kỹ năng trình diễn opera tuyệt vời của Pavarotti đã thu hút hàng triệu thính giả trong thập niên cuối thế kỷ XX, mang sức sống đến cho môn nghệ thuật quý tộc này.
Pavarotti xuất thân trong một gia đình khiêm tốn, cha là thợ bánh và là ca sĩ opera nghiệp dư chuyên hát cho dàn đồng ca nhà thờ, mẹ là công nhân nhà máy thuốc lá. Trong cuộc phỏng vấn năm 1991 với CNN, Pavarotti nói ông từng mơ trở thành ca sĩ năm bốn tuổi khi lần đầu nghe cha hát thánh ca trong nhà thờ bằng một giọng tenor tuyệt đẹp. Lúc đó ông nghĩ mình sẽ thử làm một cái gì đó. Nhưng ở Ý, có cậu bé nào lớn lên mà không một lần khao khát trở thành cầu thủ?! Thời niên thiếu, Pavarotti chơi cho đội bóng thành phố, tham dự dàn đồng ca nhà thờ và theo cha đi nhiều nơi ở châu Âu tham dự các cuộc thi hát thánh ca. Mặc dù kinh nghiệm ca hát cho Pavarotti những chuyến đi và kỷ niệm tuyệt vời, cha mẹ ông luôn hướng ông vào con đường nghề nghiệp nghiêm túc. Qua thời thơ ấu với mơ ước làm cầu thủ, sau khi tốt nghiệp trung học, Pavarotti từng muốn trở thành cầu thủ chuyên nghiệp nhưng mẹ ông lại muốn con trai làm giáo viên. Nghe lời mẹ, ông làm giáo viên dạy tiểu học hai năm. Nhưng chẳng bao lâu, sở thích ca hát lại chiến thắng. Biết không thể nào can được con trai, cha ông miễn cưỡng đưa ra thỏa thuận với Pavarotti rằng cha mẹ sẽ bao ăn ở cho cậu con trai đến năm 30 tuổi, nếu đến lúc đó mà Pavarotti chưa thành danh thì cậu phải ra khỏi nhà và tự kiếm sống.
Năm 1954, 19 tuổi, Pavarotti bắt đầu học opera chuyên nghiệp từ giảng viên, nghệ sĩ tenor có tiếng là Arrigo Pola. Chỉ khi học với Arrigo Pola, Pavarotti mới phát hiện mình sở hữu giọng hát có cao độ tuyệt vời. Cũng vào khoảng thời gian đó, ông gặp và cưới Adua Veroni, người sau này chung sống với ông 37 năm trước khi cuộc hôn nhân kết thúc. Học với Pola không bao lâu, Pola chuyển sang sống ở Nhật, Pavarotti trở thành học trò của Ettore Campogalliani, thầy của giọng soprano nổi tiếng Mirella Freni. Sáu năm tầm sư học đạo, những gì Pavarotti đạt được không gì hơn là những buổi diễn tập ở vài nhà hát nhỏ và thậm chí không được trả thù lao. Đó là những năm tháng khổ cực khi vừa học, không có cơ hội diễn, Pavarotti phải kiếm sống bằng nghề thầy giáo tiểu học, rồi chuyển sang kinh doanh bảo hiểm. Vai diễn opera đầu tiên trước công chúng là vai Rodolfo trong La Bohème vào tháng Tư năm 1961 tại một thành phố nhỏ ở Ý. Năm 1961, Pavarotti thắng giải thưởng uy tín Concorso Internazionale và vai diễn opera đầu tiên trước công chúng là vai Rodolfo trong La Bohème tại nhà hát Reggio Emilia. Danh tiếng của ông lan khắp nước Ý và xuyên suốt châu Âu khi ông trình diễn khắp nơi vở La Traviata của Giuseppe Verdi ở Belgrade.
DẤU ẤN NGỌT NGÀO
Không chỉ dừng lại ở Ý và châu Âu, khi Joan Sutherland, nghệ sĩ soprano nổi tiếng người Úc, mang ông lên sân khấu với bà trong vở Lucia di Lammermoor trên sân khấu Greater Miami Opera năm 1965, Pavarotti bắt đầu sự nghiệp ở Mỹ quốc của mình. Ba năm sau, ông diễn tại nhà hát Metropolitan Opera House tại New York và ông đã diễn ở đó tổng cộng 379 lần trong suốt sự nghiệp của mình, kể cả vở opera cuối cùng Tosca của Puccini năm 2004 trong vai người họa sĩ Mario Cavaradossi.
Ngoài hàng triệu bản ghi âm được bán và hàng triệu đô la quyên góp qua những buổi diễn từ thiện, Pavarotti được xem là nghệ sĩ mang lại một khái niệm mới, kết hợp pop và opera, được gọi là popera, “bình dân hóa” opera và mang nghệ thuật sân khấu cổ điển ấy đến với khán thính giả khắp nơi trên thế giới.
Album The Essential Pavarotti là album nhạc cổ điển đầu tiên xếp hạng nhất trên bản xếp hạng pop Anh và giữ vị trí trong năm tuần. Còn album The Three Tenors in Concert của ông với hai giọng tenor nổi tiếng Placido Domingo và Jose Carreras là một trong những album bán chạy nhất của mọi thời đại.
Về mặt nghệ thuật, Pavarotti là một người hát đẹp, chất giọng phù hợp với phong cách bel canto mượt mà truyền thống của nghệ thuật opera Ý thế kỷ 17. Cũng chính nhờ sự hồi hồi sinh của bel canto trong giai đoạn 1950-1960 mà sự xuất hiện của giọng ca Pavarotti được xem là rơi vào đúng thời vàng son của bel canto. Ngoài cao độ, bel canto còn tập trung vào độ ấm của giọng và những đoạn vút nhẹ nhàng. Hát opera là một nghề đòi hỏi sự khổ luyện. Ngay cả những ca sĩ tài năng nhất như Pavarotti vẫn phải rướn và đứng trên các ngón chân khi vào những đoạn khó. Một chiếc khăn tay trắng dài luôn ở một bên tay lúc hát, hai đường chân mày nhướn cao như lộ vẻ hết sức ngạc nhiên đã trở thành biểu tượng thành công của Pavarotti.
Với popera, Pavarotti đã để lại một dấu ấn lớn trong lịch sử opera truyền thống. Từ những khởi đầu nhỏ, Pavarotti đã vươn đến những đỉnh cao, trình diễn trước 500.000 thính giả tại Central Park, New York – một chương trình hòa nhạc được truyền hình đến hàng triệu người và trước 300.000 ngàn người chen nhau dưới bóng râm của tháp Eiffel tại Paris. Trong khi các ngôi sao opera trước đó tự đóng khung mình trong thế giới nghệ thuật khó gần, khán giả truyền hình khắp thế giới nghe Pavarotti song ca với những ngôi sao nhạc pop, rock như Sting, Bono, Celine Dion, Maria Carey, Vanessa Williams… trong chương trình từ thiện “Pavarotti và những người bạn” được tổ chức hàng năm.
Bản nhạc solo “Nessun Dorma” từ vở “Turandot” của Puccini được chọn làm nhạc nền cho World Cup 1990 tại Ý và đã trở thành bản nhạc để đời của Pavarotti. Bản này được trình diễn lần cuối tại buổi khai mạc Thế vận hội mùa Đông năm 2006 tại Turin.
Trong sự nghiệp của mình, Pavarotti được trao rất nhiều giải thưởng, trong đó có năm giải Grammy và danh hiệu Sứ giả hòa bình của Liên hiệp quốc dưới thời Tổng thư ký Kofi Anna. Pavarotti là người sáng lập cuộc thi The Pavarotti International Voice Competition từ năm 1982 và mở trường dạy thanh nhạc cho các ca sĩ nhỏ tuổi ở quê nhà Modena.
SỰ RA ĐI CỦA NGƯỜI LẠC QUAN
Pavarotti được biết đến một cách thân thiện là Big Luciano hay Fat Lucy (Lucy béo) và kế hoạch giảm cân luôn là mặt trận mà ông thua hoài. Vấn đề của một cơ thể 175kg khiến ông phải thực hiện phẫu thuật cho hông, đầu gối và dây thanh quản bị căng. Còn một số cái căng khác là từ những rắc rối về tài chính. Năm 2000, ông phải dàn xếp một cuộc kiện tụng kéo dài bốn năm và trả 12 triệu đô tiền hoàn thuế.
Trong mười năm trở lại, Pavarotti bị chỉ trích vì sự thiếu năng động trên sân khấu. Ông cũng bị than phiền về bệnh ngôi sao vì thường hay bỏ diễn vào phút cuối hay quên một số nốt trong hòa âm. Giới phê bình đôi lúc đánh tiếng về sự xuống sức của Pavarotti không cho phép ông diễn nhiều tác phẩm cùng lúc. Năm 1992, ông thừa nhận đã phải hát nhép trong một buổi hòa nhạc được BBC phát sóng trực tiếp vì cho rằng ông đã không được chuẩn bị trước và tình nguyện đề nghị trang trải toàn bộ chi phí buổi phát sóng cho BBC. Mặc dù vậy, người hâm mộ vẫn không thôi ca ngợi Pavarotti.
Năm 2003, khi ngôi sao trên sân khấu bắt đầu mờ dần ở độ tuổi sáu mươi, Pavarotti tìm được hạnh phúc mới trong đời sống hôn nhân. Sau khi ly hôn với người vợ trước từng chung sống 37 năm, Pavarotti cưới Nicoletta Mantovani, người vốn là trợ lý lâu năm và trẻ hơn ông 34 tuổi, nhỏ tuổi hơn cả ba cô con gái với vợ đầu của ông.
Nicoletta mang thai cặp song sinh nhưng bé trai sinh ra trong tình trạng đã chết vì thiếu dưỡng khí. Bé gái Alice năm nay được bốn tuổi. Đau buồn trước cái chết của con trai, Pavarotti dồn hết tình thương cho con gái Alice và thu album solo đầu tiên trong 15 năm để kỷ niệm - Ti Adoro (I Adore You) là một album mang phong cách pop nhẹ nhàng hơn là opera truyền thống.
Người thân và bạn bè của Pavarotti đều biết rằng ông không bao giờ hát ở nhà, thậm chí hát trong bồn tắm cũng không. Ông nói ông không thể chịu nổi khi nghe nhạc của chính mình vì là dân chuyên nghiệp, ông sẽ chỉ nghe ra toàn những nốt sai. Pavarotti là một người có tiếng vui nhộn. Ông hay nói: “Ác mộng của tôi là được mời ăn tối và có ai đó mở đĩa nhạc của Luciano Pavarotti. Nhạc của gã đó làm tôi mất hứng!”
Pavarotti có ý định thực hiện tour diễn cuối cùng vòng quanh thế giới để chào tạm biệt trước khi chính thức rời sân khấu chuyên nghiệp nhưng cvn đề sức khỏe đã khiến ông không thể hoàn thành dự án cuối. Tháng 7/2006, Pavarotti trải qua phẫu thuật tại New York vì ung thư tụy và nghỉ dưỡng tại villa ở quê nhà Modena. Ngay khi bệnh, Pavarotti vẫn luôn lạc quan và tràn đầy hy vọng rằng ông sẽ trở lại tour diễn sớm và lời tạm biệt bây giờ chỉ là tạm thời.
Đầu tuần nay, ông vinh sự được chính phủ Ý trao tặng danh hiệu Premio per l'Esccellenza nella Cultura Italiana (Vì sự đóng góp xuất sắc cho văn hóa Ý). Những buổi hòa nhạc từ thiện của Pavarotti đã trở thành truyền thống trong thế giới âm nhạc với số tiền quyên lịch sử: 8.5 triệu đô cho người tị nạn ở Bosnia, 3.3 triệu cho người tị nạn ở Afghanistan và một triệu đô cho người tị nạn Kosovo. Ông cũng là bạn thân của công nương Diana và ủng hộ viên tích cực của Diana trong các chiến dịch vận động chống nạn khai thác mỏ sử dụng lao động trẻ em. Ông được mời hát tại lễ tang Diana nhưng từ chối vì “không thể hát với nỗi buồn trong họng được”.
Pavarotti sinh thời là một người vui vẻ. Về sau, khi phải sống chung với bệnh ung thư, ông vẫn lạc quan về sự trở lại của mình. Khi căn bệnh ung thư không cho phép ông tiếp tục ca hát và hoàn thành tour diễn trọn đời của mình, dường như đó chỉ là lần ngắt quãng thứ hai trong suốt sự nghiệp ca hát của ông. “Tôi nghĩ tôi chỉ dừng một năm trong giai đoạn từ một đứa trẻ trở thành một người đàn ông và bị đổi giọng. Từ alto, tôi trở thành tenor và đó là lần duy nhất tôi nhớ mình phải ngưng hát. Còn không thì, tôi sẽ luôn hát suốt đời.” Pavarotti đã hát suốt cuộc đời và hàng triệu người sẽ còn nghe ông hát tiếp. Có chăng, đây chỉ là lần tạm ngưng thứ hai...
Quế Anh (theo BBC, New York Times)
JIMMY PHẠM – CHÀNG HƯỚNG DẪN TRÊN CHUYẾN LỮ HÀNH CUỘC ĐỜI
Ở tuổi 34, đi qua 35 nước, trông Jimmy Phạm (tên đầy đủ Phạm Việt Tuấn) già dặn và từng trải hơn nhiều so với tuổi. Là người sáng lập KOTO- tổ chức phi lợi nhuận dạy nghề cho trẻ đường phố, và điều hành Le Pub- hệ thống quán bar tại Hà Nội & Sài Gòn, dường như Jimmy Phạm được sinh ra để làm người hướng dẫn- không chỉ cho riêng anh, mà còn cho nhiều thân phận anh gặp trên chuyến lữ hành dài của cuộc đời.
KOTO
Xuất thân là hướng dẫn viên du lịch cho Travel Indochina, British Airways, có lẽ chàng thanh niên người Úc mang trong mình hai dòng máu Việt-Hàn cũng không ngờ có ngày mình dừng chân, mà lại dừng lâu đến thế tại Việt Nam quê mẹ, nơi khi ra đi anh chỉ là một cậu bé vài tuổi. Cuộc đối thoại đánh dấu bước ngoặt trong đời xảy ra trên đường phố Hà Nội vào năm 1996 giữa Jimmy và một nhóm trẻ đường phố. Khi anh hỏi chúng muốn gì từ cuộc sống, chúng trả lời đơn giản, rằng “tụi em cần kỹ năng để kiếm được việc làm ổn định”, thế là ý niệm về một KOTO nẩy mầm trong Jimmy.
Để rồi năm 1998, Jimmy Phạm và một nhóm tình nguyện viên, chuyên gia người Úc hoạt động trong nhiều lĩnh vực cùng sáng lập một tổ chức từ thiện giúp trẻ đường phố khó khăn tại Việt Nam. KOTO ra đời, viết tắt của cụm từ Know One Teach One (Biết một dạy một) – là phương châm và nguyện vọng của tổ chức.
KOTO là mô hình trường dạy nghề nhằm cung cấp kỹ năng cần thiết cho các học viên được tuyển chọn từ trẻ đường phố, tạo điều kiện cho các em học được nghề và trang bị kiến thức cũng như kỹ năng sống để tự xây dựng cho mình một tương lai tốt đẹp hơn. Tính từ năm 2000 đến nay, KOTO đã có bảy khóa, trong đó khóa Bảy sắp tốt nghiệp, với thời gian học mỗi khóa kéo dài 18 tháng. Cứ mỗi sáu tháng KOTO lại lên kế hoạch tuyển và đào tạo hai mươi lăm em trong độ tuổi từ 16 đến 22 có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chuyên sống và làm việc trên đường phố. Qui trình tuyển chọn của KOTO được thực hiện bài bản từ khâu làm câu hỏi trắc nghiệm trình độ, khả năng tiếp thu, đến phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, năng khiếu của từng em. Qua vòng sơ tuyển, tình nguyện viên KOTO còn đi về từng địa phương để kiểm tra những thông tin gia đình và hoàn cảnh mà các em đã cung cấp.
Dưới sự dẫn dắt của người sáng lập, KOTO tập trung phát triển đúng hướng được định vị ngay từ đầu của mình là trường dạy kỹ năng làm bếp nhà hàng khách sạn, cung cấp kỹ năng và kiến thức cơ bản về bồi, bàn & bếp Á, bếp Âu. Không chỉ học chuyên môn, học viên ở KOTO còn phải học tiếng Anh và thực hành kỹ năng làm bếp trực tiếp tại nhà hàng KOTO đối diện Văn Miếu, vốn được mở ra với hai mục đích, vừa là nơi để học viên vừa học vừa hành, vừa là nơi bổ sung nguồn thu nhập cho học viên và trang trải thêm chi phí cho KOTO. Theo Jimmy, điều đáng mừng là tuy đời sống mưu sinh khó khăn nhưng tỉ lệ biết đọc biết viết của trẻ đường phố tại Việt Nam là khá cao. Đây là điều đáng mừng vì các em có được một cái nền tối thiểu để tiếp tục học và phát triển các kỹ năng khác. Sau khi tốt nghiệp, học viên tại KOTO được cấp chứng chỉ được quốc tế công nhận, cấp bởi trường dạy nghề Box Hill TAFE, Úc. Đa số các em tốt nghiệp kiếm được việc làm ổn định tại nhà hàng khách sạn 4-5 sao tại Hà Nội, hoặc ở lại trở thành giảng viên cho các khóa sau tại KOTO.
Tâm niệm dạy nghề thôi chưa đủ, KOTO và những người điều hành tin tưởng rằng để thành công trong cuộc sống, những học viên của KOTO cần trang bị những kỹ năng xã hội khác để tự tin và hòa nhập với cuộc sống. Vì thế, chương trình sinh hoạt của KOTO còn bao gồm cả việc hướng dẫn kiến thức về sức khỏe sinh sản, kiến thức cơ bản về sơ cứu y tế, rèn luyện sức khỏe, thể thao, dã ngoại, từ thiện, sáng tạo và trao đổi văn hóa… Hoàn thành chương trình học ở KOTO, các bạn trẻ đường phố không chỉ phát triển kỹ năng nghề nghiệp, mà còn được định hướng trở thành những nhân viên đáng tin cậy, phát triển cân bằng cả thể chất và tinh thần, hướng đến những giá trị truyền thống được đề cao trong xã hội Việt Nam như tính trung thực, tận tụy, trách nhiệm, thương người và cống hiến cho cộng đồng.
Và LE PUB
Chênh chếch đối diện chùa An Lạc, khuất trong một con hẻm trên khu phố Tây ở Phạm Ngũ Lão, Tp. Hồ Chí Minh, Le Pub – cái tên khiêm tốn, trên tấm bảng hiệu khiêm tốn, thể hiện một phong cách đơn giản đến mức tối giản. Gần mười năm sau khi thành lập, khi KOTO đã bắt đầu đi vào ổn định, Jimmy trao lại dây cương điều hành KOTO và tiếp tục cuộc lữ hành trong sự nghiệp xây dựng một mô hình du lịch mới. Le Pub Hà Nội đối diện chợ Hàng Bè, một trong bộ tam Hàng Bè- Hàng Bạc- Hàng Bồ vốn được xem là những phố Tây ở Hà Nội. Song có vào Sài Gòn mới thấm nhiều điểm khác biệt trong khẩu vị của khách du lịch đặc trưng đến mỗi vùng. Khách Hà Nội thích beer, ngồi lâu, chất cố đô lan cả vào quán bar, khách Sài Gòn thích cocktail, di chuyển nhanh, tràn ngập không khí hội nhập quốc tế…Và dường như ở Sài Gòn, người ta hiểu được khách du lịch muốn gì.
Le Pub không giống bất kỳ quán bar nào khác. Không đơn điệu, dễ dãi như nhiều bar-pub trên Đề Thám, không rộn rịp xô bồ như Seven Teen Saloon, Le Pub có màu riêng, đó là cảm giác ấm áp của màu đỏ và ấn tượng về sự trường tồn của gỗ. Jimmy cho rằng, dù đi du lịch ở đâu, người ta vẫn luôn dành một khoảng thời gian để tìm về cảm giác như được ở quê nhà. Đó là lý do vì sao ngoài những đường nét bản sắc Việt cần thiết ở một thành phố du lịch, những quán nhỏ dành cho khách Tây vẫn được thừa nhận như một phần văn hóa không thể thiếu, mà nếu khai thác đúng cách, có thể tạo ra những mảng màu mới cho bức tranh văn hóa du lịch, ẩm thực. Khác với những quán rượu Tây thường chọn Happy Hour tránh trùng giờ cao điểm để khuyến mãi, Happy Hour ở Le Pub được mở cho suốt cả tuần. Ví dụ như chỉ với mười lăm ngàn, thứ Hai bạn sẽ được phục vụ một ly Tequilla, thứ Ba, là Voka, thứ Tư là Gin & Tonic, thứ Năm, Sáu, Bảy, bia tươi Tiger hoặc cocktail giá chỉ hai mươi ngàn cho tất cả các loại… Đến chơi tại Le Pub, khách có thể thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật của những nghệ sĩ nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam. Gần đây nhất, “phòng trưng bày” Le Pub giới thiệu bộ sưu tập ảnh chụp và tranh vẽ cảm nhận về đất nước và con người Việt Nam mang tên “Double Vision” (Tầm nhìn đôi) của hai nghệ sĩ Fred Wissink và David Ball. Với kinh nghiệm mười năm trong ngành du lịch, Jimmy đang ấp ủ mô hình PIT (Possitve Impact Tourism) và Responsible Travel, đặt ra tinh thần trách nhiệm đối với môi trường cho khách du lịch và mang lại những cảm hứng, kinh nghiệm mới cho các tour du lịch còn rất nhiều tiềm năng tại Việt Nam.
Tháng Tư này, Jimmy – Phạm Việt Tuấn sẽ tổ chức sinh nhật cho mẹ tại KOTO Hà Nội. Những người anh em của anh ở khắp nơi cũng sẽ tề tựu về. Đẹp biết bao tấm lòng những người con xa xứ luôn hướng về quê cha đất mẹ!
Quế Anh
PHIM NHẬT VÀ SỰ TRỞ VỀ CỦA ĐIỆN ẢNH CHÂU Á
Cuối năm 2006, tại bảo tàng quốc gia Singapore diễn ra liên hoan phim Nhật kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Trong 17 phim Nhật được chọn trong liên hoan phim lần này có 3 phim hoạt hình, 5 phim được khuyến cáo có chủ đề bạo lực và tính dục, các phim còn lại thuộc thể loại tâm lý xã hội, khai thác tâm lý thanh thiếu niên và tình cảm học đường. Được chú ý nhiều nhất tại các liên hoan phim quốc tế là Yoshino’s Babber Shop của đạo diễn Ogigami Naoko với giải thưởng Liên hoan phim Berlin 2004; We shall overcome someday (Pacchigi!) của đạo diễn Izutsu Kazuyuki đạt giải phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất liên hoan phim Blue Ribbon, Yokohama, Kinema Junpo; Fireworks của đạo diễn Kitano Takeshi đạt giải Sư Tử vàng liên hoan phim Venice và giải thưởng từ viện hàn lâm Nhật Bản. Loạt phim Gakko (Trường học tiếng Nhật) của Yamada Yoji tiếp nối loạt phim khai thác mối quan hệ phức tạp giữa người trong một xã hội quay cuồng phát triển. Gakko nhấn mạnh mối liên hệ tình thầy trò, lòng yêu nghề và hiếu học của người thầy và trò trong truyền thống Nhật Bản, được giới thanh thiếu niên Nhật đón nhận nồng nhiệt. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho giới trẻ Nhật Bản khi mà từ giữa thập niên 90, thanh thiếu niên Nhật đã nổi tiếng tiên phong hưởng ứng những trào lưu ngoại lai.
Số liệu năm 2006 do Hiệp hội các nhà sản xuất phim Nhật Bản công bố cho thấy phim Nhật chiếm 53 phần trăm doanh thu của rạp chiếu phim. Tại Nhật Bản, giới phê bình nghệ thuật tỏ ý vui mừng với dấu hiệu hồi sinh của điện ảnh Nhật vốn bị lu mờ trong gần một thập niên qua bởi ánh hào quang của Hollywood, “người hàng xóm xinh đẹp” Hàn Quốc và những bộ phim thương mại lẫn nghệ thuật giá trị của các đạo diễn Đài Loan như Ang Lee (đạo diễn Ngọa Hổ Tàng Long, Brokeback Mountain), Tsai Ming-liang (đạo diễn Vive L’Amour, Sư tử vàng liên hoan phim Venice), Hou Hsiao-Hsien (đạo diễn Café Lumière, Ballon Rouge) ...
Những kiệt tác của điện ảnh Nhật trong thế kỷ hai mươi được thế giới công nhận đều là những bộ phim được làm từ những năm 50 như Rashomon, Bảy võ sĩ đạo (Seven Samurai), Câu chuyện Tokyo (Tokyo Story) với tên tuổi hai cây đại thụ - đạo diễn Akira Kurosawa và Yasujiro Ozu. Cho đến giữa thập niên 80, sở thích của người xem phim dần hướng sang các sản phẩm thời thượng của Hollywood, phù hợp với nhịp sống của một xã hội văn minh. Mặc dù ba bộ phim đạt doanh số cao nhất khi chiếu tại rạp ở Nhật vẫn thuộc về Hollywood, năm 2006 đánh dấu sự quan tâm trở lại của khán giả Nhật với điện ảnh nước nhà. Góp phần tạo ra một làn sóng nội địa trong nước Nhật là làn sóng mới của điện ảnh châu Á, mà hai đại diện hoành tráng và chất lượng nhất là điện ảnh Hàn Quốc và Đài Loan. Bên cạnh đó, nhiều bộ phim Nhật Bản được thực hiện tại Hollywood và lớp đạo diễn trẻ ở các nước châu Á phát triển đều được đào tạo qua “cái lò” điện ảnh Mỹ.
Mặc dù làn sóng mới của điện ảnh châu Á thể hiện mục đích “trao đổi” văn hoá khá lộ liễu –chủ đề phương Đông huyền bí và minh triết phương Đông được khai thác khá thành công trước khi trở nên quá đà vì tính kịch - tiêu biểu là Hồi ức của một Geisha, làn sóng nội địa trong mỗi nước lại có một sinh mệnh riêng, nghe ngóng, gõ cửa và thức tỉnh những nỗi niềm, những thân phận trong bối cảnh lịch sử xã hội riêng của từng dân tộc.
Ở Nhật Bản, nỗi đau chiến tranh dần khép lại và phai dần trong tâm trí lớp người thế hệ trước. Mất gần hai mươi năm loay hoay tìm đề tài, điện ảnh Nhật khởi sắc ngay trong lòng nó với những đề tài gần gũi với cuộc sống thế hệ trẻ lớn lên trong xã hội tiêu dùng. Cảnh tượng người Nhật xếp hàng xem phim Nhật và thành công của những bộ phim gần đây như We shall overcome someday, The Professor and his beloved equation, Jazz Daimyo, Gakko, Gedo Senki… cho thấy thanh niên Nhật không quay lưng với những giá trị nhân bản truyền thống.
Nằm ngoài dòng chảy chính của điện ảnh Hong Kong và sự kiểm duyệt của điện ảnh Trung Quốc, từ dạo những năm 80 thế kỷ trước, công nghiệp phim Đài Loan bắt đầu tìm lối đi riêng, thoát khỏi mô-típ phim kungfu hoặc lãng mạn kiểu Quỳnh Dao một thời. Phim Đài Loan chú trọng những đề tài phản ánh cuộc sống đương đại tại cả thành thị và nông thôn Đài Loan, những mâu thuẫn và khắc khoải níu kéo giữa văn hóa Trung Hoa đại lục và văn hóa Mỹ đang ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống người dân đảo quốc. Những làn sóng mới trong điện ảnh Đài Loan phản ánh sự thay đổi độc đáo và nhanh chóng trong lịch sử phát triển cận đại, trong đó sự tương đồng về ngôn ngữ - tiếng Trung Quốc và sự dị biệt trong cách tiếp nhận văn hóa khiến Đài Loan trở thành một mảnh đất đề tài màu mỡ cho các nhà đạo diễn khai thác. Nổi tiếng nhất trong làn sóng mới của điện ảnh Đài là đạo diễn Ang Lee với The Wedding Banquet (1993), Eat Drink Man Woman (1994) kể về những mâu thuẫn thế hệ và văn hóa trong những gia đình hiện đại; Tsai Ming-liang với Vive L’Amour đạt giải Sư Tử vàng liên hoan phim Venice kể về nỗi tuyệt vọng, cô lập, tình yêu của những thanh niên Đài trên những khu căn hộ cao tầng…. Ang Lee cũng chính là người có công trong việc đưa điện ảnh châu Á đến gần với khán giả phương Tây qua bộ phim Ngọa Hổ Tàng Long (2000).
So với Nhật, Đài Loan, công nghiệp làm phim Hàn Quốc có thế mạnh vượt trội là nguồn tài chính dồi dào từ các công ty tư bản đầu tư vào các hãng phim. Có nhà sản xuất từng nửa thật nửa đùa rằng, yếu tố hạn chế số lượng phim được làm ra ở Hàn Quốc không phải là tiền mà là số máy quay phim hiện có trong nước. Điện ảnh Hàn Quốc sản xuất nhiều và nhanh, nghiêng về thực hành nhiều hơn là đầu tư nghệ thuật. Nguyên nhân một phần là do đội ngũ đạo diễn, diễn viên và ê-kíp làm phim ở Hàn Quốc đông đảo, được đào tạo chất lượng tốt nên sản phẩm ra đời dễ dàng. Với một nền công nghiệp làm phim sẵn phát triển và nghệ thuật quay phim bậc thầy, thành công của phim Hàn chỉ là vấn đề ý tưởng. Mà ở khâu này, điện ảnh Hàn Quốc nói là thiếu thì bất nhã, mà hài lòng thì có phần dễ dãi. Trong loạt mười phim ăn khách nhất tại Hàn Quốc năm vừa qua, ấn tượng phim Hàn để lại là những xúc cảm tuy nông mà đẹp. Ba phim dẫn đầu danh sách thuộc về phim nội địa là The Host (còn biết dưới tên Quái vật sông Hàn, đạo diễn Bong Joon-ho), Tazza: The High Rollers và My Teacher, My Boss. Với sự ưu ái đặc biệt của người dân dành cho phim trong nước, điện ảnh Hàn Quốc hoàn toàn đứng vững trên phương diện thương mại.
Cùng với sự hồi sinh của phim Nhật, điện ảnh châu Á đang trở về gần hơn với tính dân tộc của mình. Hy vọng đó chính là thứ mà bạn bè quốc tế đang chờ đợi và ngưỡng mộ khi nhìn về châu Á, chứ không phải chỉ có kung-fu, điếm Nhật với ma Hàn.
Thượng Huyền
JONAH LEVEY- NGƯỜI ĐI TÌM ĐỊNH NGHĨA CHO NAVIGOS
Giống như Google, một từ không có nghĩa trong tiếng Anh, đã tự định nghĩa mình một cách ngoạn mục là công cụ tìm kiếm số một thế giới bằng sự thừa nhận của công dân mạng, Navigos ra đời, mang trong mình một nửa âm hưởng của Navigate (nghĩa là định hướng), nửa còn lại gánh sứ mạng biến Navigos thành một biểu tượng - thứ mà sức mạnh vốn không thể nào biểu hiện bằng lời. Đối với Jonah Levey, người sáng lập Navigos và VietnamWorks.com, chặng đường tìm kiếm và gắn kết ý nghĩa cho biểu tượng là minh chứng cho quan điểm “Cách tốt nhất để tìm thấy là không tìm gì cả”.
Năm 2001, trong kỳ nghỉ đến Việt Nam thăm người bạn thân từ thời trung học đang làm việc trong lĩnh vực đầu tư tại, Jonah Levey được gặp gỡ và tiếp xúc với một số chủ tịch, giám đốc công ty đang làm ăn ở Việt Nam và ngạc nhiên khi thấy họ rất quan tâm đến vấn đề nhân sự. Hơn cả việc nhận ra cơ hội phát triển các kênh thông tin cho thị trường lao động tại Việt Nam, là niềm tin đây chính là nơi anh cần phải đến để sống và lấp đầy một cái gì còn thiếu như lẽ sống của mình. Tuổi ba mươi đánh dấu một quyết định đáng ghi nhớ khi Jonah quyết định rời bỏ vị trí vị giám đốc điều hành công ty tư vấn nhân sự tại New York để đến Việt Nam xây dựng một đế chế theo phong cách và triết lý sống của riêng mình.
Jonah cho rằng trong cuộc sống mỗi người, gia đình- tình yêu- công việc là ba nguồn hạnh phúc không thể thiếu, và nếu có cơ hội tác động tích cực đến nhu cầu được thành công trong chuỗi nguồn hạnh phúc đó thì tại sao lại không làm. Dịch vụ đầu tiên và thành công nhất của công ty cho đến thời điểm này là hoạt động của VietnamWorks.com – chợ thông tin tuyển dụng điện tử, nơi cơ hội việc làm và bí quyết hướng nghiệp mở ra cho tất cả người tìm việc.
Con số hơn bốn ngàn công ty khách hàng, bảy trăm ngàn ứng viên đăng ký hồ sơ trên VietnamWorks.com, và hàng chục ngàn chuyên viên, nhân viên trong hầu hết các lĩnh vực trên cả nước đã, đang và sẽ sử dụng Vietnamworks như một địa chỉ tin cậy cung cấp thông tin tuyển dụng, tư vấn nhân sự thể hiện sự tin tưởng vào chất lượng thông tin và hỗ trợ từ “chợ việc làm” của Navigos, vốn chỉ mới thành lập từ năm 2002.
Khi nói về kinh nghiệm kinh doanh tại Việt Nam, Jonah ví von phong cách của Navigos là sự dung hòa giữa sở thích của một người chỉ yên tâm khi ngồi trên SH với một người chỉ thoải mái với chiếc Honda Cub. Đối với khách hàng, có thể họ không quan tâm văn phòng Navigos ở đâu, tầng mấy, cao ốc nào….bởi đối với họ, chất lượng dịch vụ của Navigos là yếu tố quyết định. Nhưng đối với người tìm việc, những người quyết định đặt niềm tin cho Navigos để hỗ trợ họ trên con đường lựa chọn sự nghiệp một cách chuyên nghiệp thì mối quan tâm ở đây hoàn toàn khác hẳn. Cảm thức về tính chuyên nghiệp và thành công của công ty tư vấn nhân sự lại là yếu tố quan trọng. Jonah quyết định đầu tư vào những yếu tố mang lại niềm tin cho nhóm đối tượng “khách hàng” vốn không hề trả tiền cho các dịch vụ thụ hưởng từ Navigos.
Sự tỉ mỉ, tinh tế đến mức cầu kỳ của Jonah có thể làm những người mới quen ngộ nhận về chất phóng khoáng và quyết đoán của người đàn ông có khuôn mặt khả ái như nhân vật nam trong phim Tháng Mười Một Ngọt Ngào (*). Sự cầu toàn của một người duy mỹ có thể khiến Jonah bỏ thời gian lặn lội tìm mua cho được những tấm lót ly, hoặc đích thân chọn những bức tranh phù hợp phong cách công ty: tinh tế, chín chắn, khác lạ và mang hơi thở đương đại. Thế nhưng một Jonah cầu toàn lại không bao giờ đặt sự hoàn hảo làm tiêu chí phát triển của Navigos. Hơi thở đương đại không ngừng cố gắng hoàn thiện mỗi ngày và không bao giờ được đóng trong cái khung của sự hoàn hảo.
Là giám đốc điều hành, song Jonah vẫn mang tâm huyết của một người làm chuyên môn- một chuyên gia tư vấn nhân sự cấp cao. Theo kinh nghiệm của anh, ở Mỹ, các công ty dễ dàng hoàn toàn được vận hành và quản lý bằng việc đặt ra những mục tiêu. Nhưng kinh nghiệm ở Việt Nam cho thấy, chính sự nối kết giữa nhân viên và lãnh đạo mới là cái kèo, cái cột mà mọi sự vận hành trong một công ty phải tựa vào. Theo anh, những giám đốc, nhà tư vấn nhân sự tại các công ty Việt Nam rất thành thạo về chuyên môn ở phương diện quản lý - điều hành, song một tầm nhìn chiến lược mới là cốt lõi của công tác nhân sự. Nhân sự là một bộ phận có điều kiện và sức mạnh tạo ra ảnh hưởng văn hóa trong một công ty. Lương bổng, chức danh thực tế chỉ là giải pháp cầm chân người lao động. Sự gắn bó thực sự giữa nhân viên và công ty là sợi dây nối kết về mặt cảm xúc. Chỉ khi nào người nhân viên cảm thấy công việc là niềm vui, thấy sự cống hiến của họ có một tác động nào đó đến sự phát triển của công ty, thấy công việc là cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân – thì khi ấy, sợi dây nối kết với công ty mới được bền chặt.
Ngay từ đầu thành lập, vị giám đốc trẻ đã tâm niệm VietnamWorks là dành cho người Việt - làm sao để người lao động có nguồn thông tin tốt nhất, nguồn cơ hội tốt nhất để thành công. Navigos và VietnamWorks đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bị cho sinh viên sắp tốt nghiệp hoặc mới ra trường những kinh nghiệm thực tế nhất định trước khi bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp bằng cách hỗ trợ công ty, tổ chức có nhu cầu tuyển sinh viên được đăng thông tin miễn phí.
Kết quả của một cuộc phỏng vấn thành công không phải là chỉ số thông minh của ứng viên, mà là sự khéo léo. Trong một cuộc tìm kiếm, điều thật sự có ý nghĩa là cách một người đi tìm. Triết lý bất khả thuyết ấy sẽ là bất khả tri nếu con người không dấn thân theo nguồn của cái tâm vô sở cầu. Trên cuộc hành trình tìm định nghĩa cho Navigos, Jonah đã tìm được hai từ khóa ý nghĩa trong cuộc đời mình.
Từ khóa thứ nhất là VietnamWorks - nơi hàng trăm ngàn lao động trí thức Việt Nam đang gửi niềm tin và khát vọng thành đạt.
Từ khóa thứ hai chính là Nguyễn Minh Phương, vị hôn thê yêu dấu của anh.
Quế Anh
(*) Sweet November
HAYDEN LOWRY & NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC CỦA NGƯỜI NGHỆ SĨ
Không riêng Việt Nam, cả châu Á là nửa bán cầu đầy bí ẩn với đại đa số người phương Tây. Có những điều một người từ phương Tây cần biết khi đến một quốc gia châu Á. Với Hyden, đó không phải là những dị biệt về ẩm thực, mà là sự cẩn trọng trong cách khu xử với người bản địa. Là người da màu, nhưng không phải người Phi, không phải siêu sao bóng đá hay thiên tài DJ – những ngón nghề khiến người Phi nổi tiếng khắp nơi trên thế giới, Hayden đến Việt Nam với một minh triết bảo thân là mọi chuyện sẽ tốt đẹp chừng nào hiểu biết và lợi ích của mỗi bên còn tương quan với nhau. Bởi vì ở một châu Á trầm mặc, khúc chiết, rụt rè, người ta không thể hòa nhập nếu không cất bớt đi lòng tự hào và ít bản ngã của mình.
Sự kiện đội bóng Trinidat & Tobago giành chiến thắng 1:0 trước Bahrain, trở thành một trong bốn đại diện khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribê tham dự World Cup 2006 tại Đức khiến cái tên Trinidad & Tobago gần hơn một chút với cộng đồng thế giới. Với dòng văn hóa Ấn – Phi cuồng cuộn chảy, đời sống thịnh vượng nhờ những đồn điền mía và những giếng dầu mỏ, đảo quốc sinh đôi trở thành một vỉa quặng quí qua tay nhiều đế quốc, từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, mấy bận trong tay Pháp, rồi mấy lần trở về Anh trước khi giành độc lập năm 1962, rồi trở thành một đảo quốc du lịch nổi tiếng ở vùng biển Caribê với những khu rừng già nhiệt đới lâu năm nhất ở Tây bán cầu. Những gam màu nóng của dòng văn hóa Ấn-Phi bị kềm nén qua hơn năm thế kỷ trong văn hóa thuộc địa khiến những thế hệ ở Trinidad dù lớn lên ở đâu vẫn kế thừa lòng tự hào dân tộc và được nuôi dạy với ý thức dân tộc tính mãnh liệt trong sự cẩn trọng cần thiết.
Toronto thủ phủ Ontario, Canada, quê hương thứ hai của Hayden là một thành phố đa sắc tộc, đa văn hóa, đa ngôn ngữ, và đa tôn giáo vào hàng bậc nhất thế giới. Điều khiến Toronto đặc biệt là tại đó mỗi sắc tộc đều được tạo điều kiện, khuyến khích gìn giữ và phát huy truyền thống tự hào của dân tộc mình. Toronto là thành phố của những phố và lễ hội của cộng đồng người nhập cư. Không như ở Mỹ thống trị một dòng chảy văn hóa chiếm ưu thế của những Hollywood, McDonald, Starbuck… tại Toronto, người ta dễ dàng thưởng thức văn hóa đa sắc tộc đúng nghĩa với những khu phố Tàu, phố Ý, phố Ấn, phố Hàn, phố Jamaica, Hy Lạp, Bồ Đào Nha… Hàng năm, chính quyền thành phố đều hỗ trợ các cộng đồng chào mừng quốc lễ tại Toronto bằng những cuộc diễu hành vui chơi kéo dài cả con phố.
Phố Tàu xưa trên đường Spadina tại Toronto ngày nay dần biến thành phố Tàu của người Việt với những dãy nhà hàng bán phở, món ăn Việt và cửa hàng linh kiện máy tính. Lớn lên trong cộng đồng người Hi Lạp, làm việc tại một văn phòng lọt thỏm trong phố Tàu, Hayden kết thân với một anh bạn Việt – người đã kể về đất nước và con người Việt Nam cho Hayden nghe bên cạnh một bát phở, giúp anh rất nhiều khi chuẩn bị tâm lý đến công tác tại Việt Nam.
Đến Việt Nam, lần đầu tiên trải nghiệm cuộc sống tại một quốc gia châu Á, Hayden không cảm thấy xa lạ vì khẩu vị món ăn Việt đã quá quen ở phố Tàu, nhiệt độ, khí hậu, rau quả thì giống hệt ở Trinity & Tobago - hai nước nằm trên cùng vĩ tuyến. Hai năm ở Việt Nam cho Hayden những kinh nghiệm sống và cơ hội phát triển niềm yêu thích công việc mà anh cho rằng ở Toronto không thể nào có được. Hayden thán phục sức sống đường phố của Sài Gòn, nơi mà người ăn xin ít hơn nhiều so với một thành phố phát triển như Toronto. Hayden ước giá như anh có thể nói được với những người ăn xin ở Toronto rằng “Hãy nhìn những con người ở đây này! Hãy đánh giày, hãy bán vé số! Hãy đi kiếm việc gì đó mà làm! Đừng làm kẻ ăn xin khi còn đủ mười ngón tay và hơi thở đầy trong hai lá phổi!”
Khi ở một nơi quá lâu, có những việc người ta có xu hướng cho là đương nhiên. Chẳng hạn như chuyện về người ăn xin ở Toronto hay vô số những tập quán khác nhau của người dân ở hai bán cầu. Ở bên kia, những quán rượu có thể chơi đến sáng nhưng sau hai giờ, chẳng ai bán rượu cho bạn; trong khi ở bên này, các điểm ăn chơi ngưng hoạt động vào nửa đêm, nhưng rượu muốn lúc nào cũng có. Ở bên kia, khi bạn bè hội họp, họ uống bia và hát; ở bên này, uống bia xong người ta đi hát karaoke. Ở bên kia, phim và nhạc được làm với tất cả tự hào về sự khác biệt; bên này, niềm tự hào lại trao cả cho thần tượng của mình.
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành làm phim tại Toronto, Canada là nơi Hayden học phương pháp luận của phương Tây và giữ gìn nếp nghĩ độc lập của văn hóa Ấn-Phi nằm sâu trong huyết quản. Một trong những chương trình Hayden tham gia sản xuất là Jojo’s Circus chiếu trên Disney House từ tháng Chín, sử dụng kỹ thuật stop-motion animation, được dựng công phu với các nhân vật rối có khớp xương cử động như người. Là một nhà sản xuất chương trình truyền hình trẻ, Hayden mong muốn phát triển công việc ở đây lâu dài và chuyên nghiệp. So với Thái Lan, nơi có nền công nghiệp sản xuất phim phát triển vào hạng nhất Đông Nam Á, Hayden cho rằng Việt Nam có đầy đủ phương tiện để phát triển, trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất. Từng cộng tác với nhiều công ty sản xuất phim quảng cáo, tiếp xúc với một số đạo diễn có tên tuổi trong nước, Hayden cho rằng nhân tài trong ngành không thiếu, song cần được cọ xát nhiều hơn trong môi trường quốc tế.
Những bộ phim hay của điện ảnh Việt Nam gây tiếng vang ở nước ngoài đã minh chứng cho tài năng nghệ thuật Việt Nam, trong đó hầu hết các phim đoạt giải đều có đạo diễn, nhà làm phim là Việt kiều - những người được tiếp cận học thuật phương Tây và thành công với tư duy nghệ thuật phương Đông. Những bạn trẻ đang học và làm trong ngành sản xuất phim có thể có những chiếc máy quay tối tân, máy tính tốc độ cao nhất, phần mềm ‘chiến’ nhất, nhưng thời gian và cơ hội thực hành, kết hợp với một lòng tự hào văn hóa Việt mới là thứ có thể giúp bạn trẻ kể được câu chuyện của riêng mình, theo cách của riêng mình – một cách rất Việt.
Bên cạnh việc sản xuất phim, Hayden còn làm DJ tại một số quán bar của những người bạn. Với chiếc kính cận cùng lối nói chuyện dẫn dắt chừng mực, rạch ròi, Hayden trông giống một học giả đi làm sáng tạo hơn một nghệ sĩ tập tành làm học giả. Có dịp nghe Hayden làm DJ ở Le Pub hay Vasco Club, bạn có thể cảm nhận được chất “Toronto”, tính đa văn hóa, đa sắc tộc trong lối chơi hip-hop của Hayden: những thông điệp của “bố già” rapper kiêm giáo sư đại học Yale - KRS-One, chất trữ tình của dòng R&B chọn lọc của Motown Records, Busta Rhyms của Jamaica, và cả Calypso- âm nhạc truyền thống người gốc Phi ở Trinidad vùng Caribê… Đối với một học giả – nghệ sĩ, nhu cầu tìm hiểu, thâu nạp cũng ngang bằng với nhu cầu thi triển sáng tạo. Với Hayden Lowry, chơi nhạc là cách anh cân bằng tinh thần và cảm xúc của mình.
Quế Anh
BRUCE BEAUCHAMP – ÔNG BỤT TRÊN CÁNH ĐỒNG TƯƠI ĐẸP
Đầu thế kỷ XVIII, những cư dân châu Âu chăm làm, khát vọng về một vùng đất tự do, trù phú đã mang những ngành nghề truyền thống đến kiến tạo Tân Thế giới. Trong số những gia đình trở nên vẻ vang có họ Vanberbilt từ Hà Lan với công nghiệp đường sắt, Rockefeller từ Đức với khai thác dầu mỏ, DuPon từ Pháp với chế tạo hóa chất… và Beauchamp với nghề kiến trúc, xây dựng và xây cầu. Người nhà Beauchamp dường như được mang chung một họ để thực hiện sứ mạng với những công trình xây dựng khắp nơi trên thế giới. Đã từ lâu, một trong những hậu duệ đó đang tiếp tục hoàn thành phần việc của mình tại Việt Nam. Beauchamp – gốc Pháp nghĩa là “Cánh đồng tươi đẹp”.
Đến Việt Nam từ năm 1993, khi xác pháo còn đỏ rực đường ngày Tết, khách sạn New World chưa xây và điện thoại di động to bằng chai nước suối, Bruce Beauchamp là một trong số ít doanh nhân nước ngoài có mặt từ rất sớm và là chứng nhân cho sự phát triển của Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung. Nói tiếng Anh giọng Úc, khuôn mặt rất Pháp, đi đứng thì như người Việt, giám đốc dự án công ty Sino-Pacific chuyên tư vấn xây dựng cho Phú Mỹ Hưng, có đôi mắt sáng hấp háy dưới đôi mày phơ phơ bạc, khi nói cứ hay cười tủm tỉm như ông Bụt đang kể chuyện ngụ ngôn.
Ký ức của Bruce về thành phố những năm mới mở cửa sống động và thuộc dạng “sao mà quên được”. Dạo mới đến Việt Nam, ban ngày đi làm, ban đêm Bruce đi dạy tiếng Anh ở trung tâm ngoại ngữ. Thời ấy điều kiện dạy và học vẫn còn rất thô sơ - bảng đen, phấn trắng, quạt máy, nhưng không sao quên được ấn tượng về thái độ lễ phép và trọng thầy của học trò Việt Nam. Bruce thích dạy học vì đối với ông, dạy nghĩa là học, là niềm vui được chia sẻ kiến thức.
Ban đầu, Bruce không tài nào học được tiếng Việt vì nhờ đồng nghiệp trong trường dạy tiếng Việt chưa được bao lâu thì họ lại tranh thủ luyện tiếng Anh với Bruce. Trung tâm ngoại ngữ cũng là nơi ông gặp cô học trò dược sỹ nhiều năm sau trở thành người bạn đời của mình và là người ươm hồn Việt cho Bruce. Chính chị là người đã Việt hóa chàng kỹ sư xây dựng thích nghe Bob Dylan, jazz “đen” chính hiệu New Orleans bằng những cuộc chuyện trò thuần Việt trước khi ngủ, nào là Trạng Quỳnh và mầm đá, nhạc Trịnh cùng Khánh Ly, âm lịch và tục thờ tổ tiên…
Bruce vẫn thường kể lại kỷ niệm nhớ đời của anh khi lần đầu tiên được dẫn về trình diện bố mẹ vợ. Trên đường về nhà, đã tập đi tập lại mỗi bốn chữ “Thưa ba, thưa má” thuộc lòng như cháo loãng, thế mà lúc trình diện líu quíu thế nào lại nói thành “Thưa bá, thưa ma”. Cả nhà vợ được một phen nghiêng ngả. Còn Bruce đến bây giờ vẫn cảm thấy xấu hổ vì gọi nhầm phụ mẫu là “ghost” (nghĩa là “ma”).
Trở lại Việt Nam làm giám đốc dự án cho Sino-Pacific lần này là một quyết được cân nhắc rất lâu của vợ chồng Bruce. Sau ba năm quay lại Úc làm việc và tiếp tục hoàn thành chương trình tiến sỹ với đề tài nghiên cứu sự bền vững cho các toà nhà cao tầng, Bruce đã dìu vợ vượt qua những khó khăn khi hòa nhập cuộc sống quê chồng và gầy dựng thành công một cửa hiệu thời trang tại Sydney. Rời quê hương thứ hai trong lúc sự nghiệp của vợ đang trên đà phát triển là một khó khăn hai vợ chồng phải vượt qua lần nữa.
Năm 1999, Phú Mỹ Hưng chỉ có 4 toà nhà, đến nay, nhìn từ văn phòng Bruce tại tòa nhà Lawrence trên đại lộ Nguyễn Văn Linh, một đô thị đang từ tốn vươn lên trong mảng xanh hài hòa và thịnh vượng. Là công dân Úc, đất nước chỉ có bề dày hai trăm năm lịch sử nhưng đang sở hữu là một không khí kinh tế-chính trị quốc tế sôi động, song trong Bruce là một lòng hoài cổ, tri ân mênh mang về nguồn gốc châu Âu của mình, khao khát chất dân tộc trong văn hóa truyền thống mà xã hội phát triển ngày nay chỉ như lớp gỗ bên ngoài của một cái cây đang lớn.
Năm 1995 đối với một doanh nhân nước ngoài như Bruce là năm đáng nhớ của nhiều chuyển biến mạnh mẽ, trong điều kiện kinh doanh và đời sống xã hội tại thành phố. Cùng với sự mọc lên của những tòa nhà văn phòng như Saigon Tower, Metropolitan, các khu công nghiệp, tập đoàn đầu tư quốc tế vào cuộc, Bruce tự hào về sự phát triển của hệ thống pháp luật, thông tin, cơ hội việc làm, tiềm năng thị trường Việt Nam một cách sâu sắc và hoan hỉ trong tâm thế của người nhà, người trong cuộc, chứng nhân của Sài Gòn trước khi khoác lên mình diện mạo tươm tất của một đô thị đa văn hóa tại quốc gia đang phát triển.
Đối với Bruce, phát triển bền vững là phát triển cân bằng giữa sức đẩy của hiện đại hóa và sức kéo tính tự bảo tồn của văn hóa truyền thống. Là một nhà xây dựng, song Bruce tâm niệm phải để lại thứ gì ý nghĩa hơn cho lũ trẻ để chúng nhớ về khi đi xa, chứ không chỉ là những xa lộ, cao ốc, những thành phố tiểu New York.
Mỗi lần đặt chân về quê hương Kan-gu-roo, Bruce Beauchamp lại thốt lên, “Sao không khí trong lành thế, sao đường phố yên ắng thế, nhưng mọi người đâu cả rồi?”
Chuyện của Bụt thường không có hồi kết. Có lẽ phát triển cân bằng còn là giấc mơ về một nền văn hóa cộng đồng đủ mạnh mẽ, phóng khoáng để cho không gian và dưỡng khí, mà cũng đủ dịu dàng, trầm mặc để ôm ấp một con người trong nỗi băn khoăn vuông tròn bất tận của mình.
Quế Anh
BRIT AWARDS VÀ KHÔNG KHÍ MỚI CỦA POP ANH
Giải thưởng âm nhạc lớn nhất nước Anh- BRIT Awards- năm nay sẽ được tổ chức tại Earls Court, Luân Đôn vào đúng ngày Valentine, 14 tháng 2. Nếu không kể đến truyền thống âm nhạc dày đặc những tên tuổi kỳ cựu trong gần hai thế kỷ, không khí pop Anh hiện nay có thể được xem là một đặc sản mới của xứ sở sương mù.
Đêm trao giải lần này sẽ là một sự kiện đáng nhớ vì hết bảy trong mười đề cử cho album bán chạy nhất nước Anh đã thuộc về những nghệ sĩ Anh quốc. Đó là một con số ấn tượng, đến nỗi một nghệ sĩ ngoại quốc đã thốt lên rằng: “Trong những lĩnh vực người Anh làm tốt, âm nhạc có lẽ là thứ họ làm tốt nhất!”
Phần trình diễn trong đêm trao giải năm nay là một danh sách dài nghệ sĩ được mong đợi nhất. Ngoài Take That, Amy Winehouse, Oasis, Snow Patrol – những nghệ sĩ sân nhà dẫn đầu để cử, danh sách trình diễn năm nay còn thể hiện tinh thần “hội nhập” của pop Anh với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ, nhóm nhạc nổi tiếng của Mỹ như The Scissor Sisters, Red Hot Chilli Peppers... Sự kiện này cũng góp phần mở đường cho các dự án đầu năm nay của các nghệ sĩ trẻ Anh quốc: chinh phục thị trường âm nhạc Mỹ - một thị trường có tiếng là “khó chịu”, mà mỗi cuộc chinh phục, dù thành công hay thất bại, cũng để lại ít nhiều sự ngẩn ngơ không giải thích nổi đối với các nghệ sĩ quốc tế.
Tất cả có 46 nghệ sĩ được đề cử cho BRIT Awards 2007 bởi viện bình chọn nghệ thuật gồm một ngàn đại diện từ tất cả lĩnh vực trong ngành âm nhạc, bao gồm cả báo giới. Dẫn dầu danh sách với ba đề cử là cô ca sĩ trẻ hát như thơ - Lily Allen và nhóm rock kỳ bí đầy hấp lực -Muse. Ba ca sĩ kiêm sáng tác được phát hiện trong năm là Amy Winehouse, Corinne Bailey Rae và James Morrison với hai đề cử, nhóm có đề cử đồng hạng là Arctic Monkeys. Rõ ràng, sức trẻ với tài năng và cá tính đang mang lại cho không khí pop Anh một sự rộn ràng tinh khôi đầy ắp chưa từng có bao giờ ở Pop Anh.
Giải thưởng dành cho Album dự đoán sẽ tập trung vào 5 album thu hút sự quan tâm của công chúng yêu nhạc nhiều nhất, là Back To Black tinh tế của Winehouse, Alright, Still của Lily Allen, Black Holes & Revelations – những cảm nghiệm kỳ bí về ẩn ngữ ở những hành tinh lạ của Muse, Eyes Open với 5 đĩa bạch kim của Snow Patrol, và Whatever People Say I Am, That’s What I’m Not gồm những bài hát đã nổi tiếng từ lâu của những chàng hiệp sĩ Arctic Monkeys.
BRIT Awards bao gồm nhiều giải thưởng xung quanh thành tựu âm nhạc của nghệ sĩ trong nước, trong khối UK và các nghệ sĩ quốc tế có ảnh hưởng đến nền âm nhạc trong nước được báo giới và công chúng đón nhận như Paolo Lutini, Robbie Williams, George Michael, Justin Timberlake, Beyoncé, Bob Dylan với hai đề cử cho album Modern Times mới ra năm 2006... Trong đó, giải thưởng cho nghệ sĩ đột phá, phần nhiều là những tài năng trẻ đang làm sốt trong giới hâm mộ, luôn được chú ý nhiều nhất. Năm nay, ba cái tên được nhắc đến là Lily Allen, Amy Winehouse, và James Morrison.
Mười tám tuổi, trẻ, xinh và mới, Lily Allen viết lời cho hầu hết ca khúc của mình: Smile, Alfie, Naïve, Everything Just Wonderful... Cô ca sĩ này được chọn trong danh sách Những Người Thú Vị Nhất của NME- tạp chí âm nhạc có tiếng ở Anh, đồng thời, trong danh sách Mười Nhân Vật Gây Nhiều Khó Chịu Nhất của Radio1, BBC. Không ai phủ nhận tài năng sáng tác và giọng hát thơ như một hồ nước buổi sớm của cô gái xanh non này. Lily hát như kịch sĩ hóa thân, khi thì như một cô bé tám tuổi quạu quọ bên cốc sữa buổi sáng, khi thì như một thiếu nữ mười sáu đang yêu mơ màng nhìn thế giới tươi đẹp, khi lại như tiểu thư lạc vào quán rượu, lúc khác lại là một bé con trên sân khấu kịch của một trường tiểu học... Thuở nhỏ LiLy luôn được học ở những ngôi trường đắt tiền nhất nước Anh và thường xuyên bị đuổi học vì tính vô kỷ luật. Còn hôm nay, khi đã là một nghệ sĩ khá nổi tiếng, Lily vẫn thường xuyên bị chỉ trích vì những nhận định chủ quan về nghệ thuật của các nghệ sĩ đàn anh. Album Alright, Still không giấu Lily là một cô gái đang lớn và cô còn cả một chặng đường dài để ổn định và phát triển tài năng nghệ thuật của mình.
Sinh năm 1983, không nổi đình đám như Lily Allen nhưng được giới phê bình nghệ thuật đánh giá cao, Amy Winehouse là một hiện tượng của pop Anh trong năm 2006. Ba năm sau Frank, album đầu tay phát hành năm 2003, Back To Black đánh dấu một sự thay đổi lớn trong phong cách âm nhạc của Amy và những cái tai sành nhạc trong công chúng đã đưa tên tuổi Amy vào danh sách những nghệ sĩ đột phá nhất trong năm. Amy hát như vắt nhạc ra khỏi cơ thể: mạnh mẽ, kỳ dị và vặn vẹo – nhạc của Amy chắc chắn không thuộc loại pop dễ nghe. Với Back To Black, You Know I’m No Good, Wake Up Alone, What It Is About Men và những ca khúc khác trong album mới, Amy thể hiện mình là một nghệ sĩ trưởng thành và phong cách mới của cô được đánh giá là một sự chuyển đổi phức tạp, đầy ngẫu hứng mang hơi hướng jazz của thập niên 50-60.
James Morrison, chàng trai gầy gò với giọng hát đam mê vừa đủ, êm ái vừa đủ, là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong liên hoan BRIT Awards năm nay. Giọng hát không quá đặc biệt, song khả năng sáng tác và chất pop trong nhạc của James thực sự đa dạng và hấp dẫn bởi James biết làm mới mình qua mỗi bản nhạc. Album Undiscovered phát hành cuối tháng 7 năm ngoái lập tức vọt lên danh sách đầu các bảng xếp hạng với các bản nhạc được yêu thích nhất là You Give Me Something, Wonderful World, The Pieces Don’t Fit Anymore, One Last Chance….
Giải thưởng gây nhiều hồi hộp và phụ thuộc công chúng nhiều nhất là giải cho bài hát đơn. 11 bài hát được đề cử sẽ được bình chọn trực tiếp qua hai vòng. 5 bài còn lại sẽ được công bố ba ngày trước đêm trao giải, và sẽ chỉ một bài được nhận giải thưởng có tầm vóc ngang với Grammy này. 11 bài hát đề cử gồm:
1. Put Your Records On – Corinne Bailey Rae
2. Fill My Little World – The Feeling
3. You Give Me Something – James Morrison
4. She Moves In Her Own Way – The Kooks
5. A Moment Like This – Leona
6. Smile – Lily Allen
7. America – Razorlight
8. I Wish I Was A Punk Rocker – Sandi Thom
9. Chasing Cars – Snow Patrol
10. Patience – Take That
11. All Time Love – Will Young
Quế Anh
interview NGUYỄN THẾ KHẢI - GIÁM ĐỐC CTY DU LỊCH HOÀN MỸ:
QUẾ ANH thực hiện
Trong lĩnh vực đang được xem là nóng ở Việt Nam, người quản trị công ty du lịch Hoàn Mỹ vẫn tỏ ra bình chân với khái niệm kinh doanh rất “Nguyễn Thế Khải”: chọn khách để phục vụ. Chính concept có vẻ “kiêu” này là yếu tố mang lại thành công cho Hoàn Mỹ - một trong những công ty tư nhân chuyên về du lịch Mỹ có uy tín nhất tại Việt Nam.
Sinh ra thời chạy loạn, giữa năm Mẹo và năm Thìn, Nguyễn Thế Khải, giám đốc công ty du lịch Hoàn Mỹ, gọi mình là người-không-có-tử-vi. Song xét tỉ lệ thành bại trong đời, xem ra tử vi của người đàn ông thích sinh tố bơ này có một bí số ổn định là bốn phần sáu (4/6). Cách tiếp chuyện tự tin pha chút giễu cợt, nhưng sau vẻ kiêu ngầm và thận trọng, đôi mắt và cách cười của Nguyễn Thế Khải có cái tha thiết của một người Trí - đi tìm nơi nương tựa trong nỗi ray rứt về thân phận mình.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi bắt đầu từ một chi tiết tình cờ: ngày phỏng vấn rơi vào ngày Hợi, tháng Hợi, cuối năm Đinh Hợi - một ngày đại cát trong năm.
Anh có giọng nói rất trẻ! Vậy ra anh cũng thường xem lịch?
Tôi ít khi xem lịch, xem tướng số vì thấy cái gì cũng xui. Mua đất thì ôm đất. Đúng giờ này năm ngoái mua chứng khoán tính đến nay thua mất gần một tỉ. Tôi là người dễ xiêu lòng, dễ bị dụ. Đối với những gì không kiểm soát được hay có tính may rủi là tôi hoàn toàn thua.
Tình cảm không kiểm soát được. Tình cảm có tính may rủi không?
Tình cảm cũng có tính may rủi! Bởi vậy tôi rất cần một bộ tử vi. Mua đất, mua vàng, chơi bài cũng thua. Tình cảm lạng quạng cũng chết. Tôi thấy đời mình không có yếu tố may mắn nào. Sinh giữa năm Mẹo và năm Thìn, thời chạy loạn bấy giờ mẹ tôi không nhớ ngày sinh, thành ra tôi là người không có tử vi.
Dễ xiêu lòng, theo anh đó là ưu hay khuyết?
Là khuyết. Tôi có thể có khiếu marketing nhưng vì dễ xiêu lòng nên không có khiếu tuyển người, mà đã nhận rồi là không cho nghỉ được. À, công ty tôi đang thiếu người làm nhân sự đấy, nhà báo biết ai thì chỉ giùm nhé!
Tôi vẫn hay nói với nhân viên, không có gì dễ bằng mở một công ty du lịch. Chỉ cần 1 nhân viên trực điện thoại và 1 máy vi tính có kết nối internet là đã có thể đường hoàng nhận tour, thu tiền khách. Nhưng cũng không có gì khó bằng việc duy trì và phát triển một công ty du lịch. Cùng là ngành dịch vụ, nhưng nhà hàng ngoài thực đơn, còn có những yếu tố khác để giữ chân khách hàng như địa điểm, không gian kiến trúc, phục vụ… Kinh doanh resort càng dễ hơn, khách chọn cảnh quan là chính, phần cứng ảnh hưởng từ 50-80%. Còn kinh doanh dịch vụ lữ hành, 95% yếu tố là con người. Làm dịch vụ lữ hành rất khó thành công mà tiền lời lại không nhiều, nhưng với những trải nghiệm có được, tôi tin nếu chuyển qua kinh doanh ăn uống hoặc mở khách sạn thì sẽ thắng lớn. Bạn tôi nhiều người cũng cho rằng làm chủ một hệ thống nhà hàng thì thương hiệu mới lên được.
Anh có nghĩ đó là một lời dụ không?
Không. Vì tôi cũng rất thích ngành này. Trong tương lai, Hoàn Mỹ sẽ trở thành công ty cổ phần nên ngay từ bây giờ nó cần những giá trị bền vững hơn. Tôi muốn mở một nhà hàng cho giới trung niên.
Anh có vẻ tập trung vào giới trung niên?
Đúng hơn tôi chỉ có thể phục vụ được giới đó thôi, trung niên và trung lưu. Giàu quá cũng không phục vụ được.
Được biết trước đây anh là thầy giáo. Anh có thể kể về cơ duyên đưa anh đến với ngành du lịch?
Tôi tốt nghiệp cao học ngành điện tử năm 1972, rồi đi làm cho hãng National của Nhật. Được một năm, thì đi tu nghiệp ở Nhật, rồi sang Mỹ trước khi trở về Việt Nam đi dạy Cao đẳng, Đại học, rồi bắt đầu làm đầu nậu sách. Giàu, nhưng không chính danh, vì phải mượn tên nhà xuất bản mới xin được giấy phép xuất bản. Tôi vẫn muốn làm cái gì đó cho riêng mình. Mà làm sách thì phải thường xuyên đi thu tiền ở các tỉnh, thế là tôi đâm ra mê du lịch. Từ đó, tôi bỏ ngang chuyên ngành điện tử từng được đào tạo bài bản, bỏ ngang công việc in sách đang ăn nên làm ra để rảnh tay thực hiện đam mê của mình. Mười năm trước, du lịch không cạnh tranh như bây giờ, nhưng không có nghĩa là không khó khăn. Hồi còn đi học, đi dạy tôi cũng hay tổ chức các chuyến cắm trại cho bạn bè, cho khoa, cho trường, nhưng đến khi làm du lịch thực sự thì mới thấy khó. Ăn phở thì dễ chứ nấu phở thì khó lắm. Cái khó thứ nhất là phải nắm được kiến thức cốt lõi về ngành quản trị, điều hành du lịch. Muốn vậy tôi phải cắp cặp đi học đàng hoàng chứ không thể nhắm mắt nhắm mũi làm đại. Thứ hai là phải tạo được sự khác biệt và mang lại cảm xúc cho khách hàng. Đối với tôi, một chuyến đi du lịch mà không có cảm xúc là một chuyến đi vô nghĩa.
Anh có mất nhiều công sức để marketing cho Hoàn Mỹ?
Người marketing cho công ty chính là các khách hàng của tôi.
Mỹ nổi tiếng là thị trường “khó chịu”. Đối với anh, thị trường Mỹ dễ hay khó? Tại sao anh tập trung vào Mỹ mà không phải là nơi nào khác?
Trong khi các công ty du lịch khác tập trung khai thác các thị trường “dễ ăn” như Thái Lan, Singapore, Malaysia… thì tôi một bước đưa khách qua tới… Mỹ. Có vài người nghĩ tôi “ngông”, bởi lẽ, tour Mỹ không phải tour dễ làm, dễ ăn. Thời điểm đó, xin visa cực kỳ khó, các chuyến bay từ VN sang Mỹ cũng không nhiều và dễ dàng như bây giờ. Nhưng khó nhất mà mình làm được thì mới ít bị cạnh tranh. Cho nên bây giờ dẫu có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nhảy vào cùng chia miếng bánh “du lịch Mỹ”, tôi vẫn tự tin khách hàng sẽ chọn mình. Đơn giản vì kiến thức của tôi về thị trường này vẫn nhiều hơn và tour của Hoàn Mỹ vẫn có những yếu tố khác biệt.
Thị trường du lịch thì rộng lớn, tiềm lực của mình lại ít, nên ngay từ đầu, tôi đã quyết định chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu là các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đối tượng khách trung niên và người về hưu. Chín mươi lăm phần trăm khách đi du lịch của công ty tôi đều ở lại để thăm thân.
Có trường hợp nào ở lại luôn không, thưa anh?
Hình như từ trước đến nay chưa có ai! Tôi chọn khách ngay từ lúc làm hồ sơ. Ai tôi cảm thấy nghi ngờ thì sẽ không nhận.
Anh giỏi cảm tính như vậy tại sao không có khiếu tuyển người nhỉ?
Tôi là người cảm tính nhưng đòi hỏi rất cao. Người trung thực, lương thiện thì tôi nhìn ra được nhưng nhiều khi năng lực của họ lại không tới.
Rõ ràng anh không giỏi về lý tính vậy tại sao anh học được đến cao học điện tử nhỉ?
Thì chính vì vậy bây giờ tôi không khuyên được con tôi, chỉ biết bảo nó hãy học cái gì con thích. Thời đó tôi học được là vì cố gắng, không phải vì thích. Đến khi làm du lịch tôi mới nhận ra mình thích cái gì - thích đem kiến thức mình chia sẻ với người khác - thật là thú vị! Hai mươi năm đi dạy với một giáo trình không thay đổi, không phát huy được tính sáng tạo của sinh viên là khoảng thời gian u ám nhất trong cuộc đời tôi.
Bây giờ làm giám đốc một công ty du lịch có tiếng, anh có đi dạy về ngành du lịch không?
Có nhiều lời mời dạy nhưng tôi không thích sinh viên. Tôi thích khách hàng hơn.
Có phải vì khách hàng mang đến nhiều lợi nhuận hơn?
Không phải vì lợi nhuận mà vì tôi nghĩ mình chỉ có thể chia sẻ được với người cùng đẳng cấp. Sau này thế nào thì tôi không biết chứ ấn tượng của tôi về sự nhận thức của sinh viên hai mươi năm trước không tốt.
Nhưng hai-mươi-năm-điện-tử có thể khác với hai-mươi-năm-nhân-văn?
Có thể. Hoặc đơn giản tôi không yêu nghề dạy.
Anh từng đi học trước khi vào nghề du lịch. Hồi đó anh học du lịch ở đâu?
Trường nghiệp vụ du lịch Sài Gòn.
Trong suốt đời đi học của mình, ai là người có ảnh hưởng với anh nhất?
Thật lạ là người tôi nhớ nhất là thầy dạy Sử Địa thời trung học. Thầy có phong thái từ tốn, ăn mặc đẹp, là dân chơi có “gu”, không nói nhiều nhưng rất chọn lọc. Cái ấn tượng đó ảnh hưởng cả đời mình về sau.
Từng cắp cặp đi học du lịch, bây giờ làm du lịch thành công nhưng sự thành công của anh rõ ràng không phải là một trường hợp điển hình. Anh nghĩ gì về mô hình đào tạo nhân lực cho ngành du lịch Việt Nam?
Chỉ cần qua Singapore sáu tháng xem cách họ “một thầy kèm một trò” là hiểu được cái cốt lõi của việc đào tạo. Đây là nghề thực hành, phải đi thực tế, học từ thực tế từng ly từng tí, chứ không phải ngồi ở trường nhồi lý thuyết về du lịch. Ở nước mình, tổng đài viên trả lời điện thoại còn cần phải được hướng dẫn về cách nói chuyện với khách, nhận biết tâm lý khách hàng… Tôi hay dặn nhân viên công ty tôi rằng nghe điện thoại xong dù có mệt lắm cũng đừng vứt ống nghe xuống cái “cộp”. Lẽ ra nhà trường nên dạy những cái nhỏ nhặt như vậy đấy!
Vừa làm quản trị du lịch, đôi khi lại còn trực tiếp làm hướng dẫn, anh có thể nói gì về văn hóa du lịch của người Việt Nam qua mắt anh?
Văn hóa du lịch phải nói là kém, đáng mắc cỡ. Khách quen đi Trung Quốc, Thái Lan qua Mỹ là bị sốc. Khách Việt Nam và Trung Quốc nổi tiếng đến nỗi khách sạn không xếp chung chỗ ngồi với khách Tây vì vô tiệc buffe giành lấy đồ ăn rồi ăn không hết, bỏ lại. Đó là chưa kể “thói quen” đi trễ, xếp hàng thì chen lấn, lên xe thích giành ngồi ghế trước, vào khách sạn thì ồn ào, mang bia lên phòng uống… Qua Trung Quốc thì ồn ào, khạc nhổ vẫn thấy bình thường nhưng qua Mỹ thì khác hẳn. Ở Mỹ, hát karaoke trên xe du lịch là cấm tiệt vì người ta sợ ảnh hưởng đến tài xế.
Đã qua rồi cái thời công ty phải chạy ăn từng bữa, gặp khách hàng nào cũng ôm chầm lấy rồi chìu chuộng hết mình. Bây giờ, tôi dạy nhân viên phải biết lắc đầu và từ chối trước những yêu cầu quá đà của khách hàng. Hứa thì rất dễ, nhưng nếu hứa bừa rồi không đáp ứng được đúng như những cam kết với khách sẽ làm ảnh hưởng tới uy tín của công ty. Một phần còn là vì, tour Mỹ là tour rất đặc trưng, điều kiện xin visa nhập cảnh tương đối gắt gao, những qui tắc ứng xử về văn hóa cũng tương tối khác so với Việt Nam… nên nếu thấy khách hàng không phù hợp, chúng tôi đành phải từ chối. Làm lâu mới thấy, có nhiều vị khách tính tình rất kỳ cục, sang đến Mỹ mà đòi hỏi phải được phục vụ ăn uống như ở quê nhà, yêu cầu hướng dẫn viên khuân vác hành lý, dắt đi chơi đêm… Đến khi bị hướng dẫn viên địa phương nhắc nhở hoặc từ chối không phục vụ thì phàn nàn công ty không “chìu” khách. Ở Mỹ, đúng giờ, xếp hàng, giữ trật tự, ai làm việc nấy, không làm quá giờ, muốn được phục vụ tốt phải cho tiền tip… là những qui tắc bắt buộc mình phải tuân theo. Làm khác, người ta sẽ nhìn mình khác, thậm chí là kỳ thị và phân biệt đối xử rõ rệt. Hợp đồng với khách hàng của những công ty du lịch ở Mỹ qui định rất rõ, họ được quyền ngưng cung cấp dịch vụ đối với những khách hàng cá biệt, làm ảnh hưởng tới lợi ích chung của cả đoàn.
Mà đó là khách đi Mỹ cũng thuộc hàng có “đẳng cấp” rồi đấy?
Vâng. Tôi thấy nhiều người thực sự giỏi hơn tôi rất nhiều mà bây giờ đều là hàn sĩ. Còn những người giàu, có tiền là những kẻ may hoặc có máu liều.
Người ta nói “Khôn chết, dại chết, biết sống”. Không lẽ hàn sĩ rốt cuộc là những người “không biết”?
Có thể họ biết nhiều quá nên nhát, không làm giàu được trong cơ chế này.
Đứng đầu trong nước về du lịch Mỹ, phân khúc của Hoàn Mỹ nằm ở đâu thưa anh?
Có thể nói Mỹ là điểm đến, nhưng Việt Nam mới là chiến trường. Hoàn Mỹ đứng đầu về khách lẻ. Khách đoàn thì phải kể đến những đại gia như Saigontourist, Viettravel. Nhưng Hoàn Mỹ có lợi thế là nhóm 2-4 người đi vẫn dễ dàng.
Còn cạnh tranh đối với những tour khác?
Chủ yếu là cạnh tranh về giá và chất lượng dịch vụ - vốn là những thứ không ổn định. Một mặt nào đó, làm du lịch với Mỹ là dễ nhất vì chất lượng dịch vụ rất ổn định, khách sạn rất chuẩn, nhà hàng rất vệ sinh. Không như Thái Lan hay có trò luộc khách ở tiệm kim hoàn, Trung Quốc luộc khách ở hiệu thuốc bắc. Ngay trong nước mình, lên Đà Lạt thì lầm mứt dâu, đến Phan Thiết thì lầm nước mắm… Để cải thiện tình trạng này, hiện nay Hoàn Mỹ đang cấu trúc lại bộ máy để quản lý tiêu chuẩn.
Văn phòng Hoàn Mỹ ở Mỹ có nhận khách nước ngoài vào Việt Nam?
Cũng có nhưng rất ít. Du lịch đẳng cấp cao ở Việt Nam khó khai thác vì giá khách sạn thả nổi, khách sạn 4-5 sao không có phòng... Công ty du lịch Việt Nam không đủ uy tín để làm với quốc tế nên chưa làm khâu inbound trực tiếp được. Hình ảnh Việt Nam đối với nước ngoài không rõ nét nên khách thường qua công ty lớn ở Mỹ rồi các công ty đó mới ký lại với các công ty lữ hành lớn của mình. Làm du lịch inbound phải có bản sắc…
Theo anh Việt Nam có nhiều bản sắc không?
Việt Nam mình có nhiều, nhưng cái tốt luôn đi kèm với cái xấu. Lấy một ví dụ là người Trung Quốc có thể rất thô lỗ, to tiếng, hay giành ăn, khạc nhổ ngoài đường nhưng không có nạn ăn xin, giật đồ như bên mình. Nước mình an ninh chính trị rất tốt nhưng an ninh trật tự thì không ai dám nói, còn bảo vệ môi trường thì rất kém.
Vậy thì tia sáng nào “le lói” cho ngành du lịch Việt Nam?
Ngành du lịch rồi cũng sẽ phát triển theo hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế. Khách đến Việt Nam rồi sẽ tăng từ từ, người Việt đi du lịch nước ngoài rồi cũng sẽ tăng… đều đều.
Đầu năm mới, anh có thể nói một chút về lộ trình tiếp theo của Hoàn Mỹ?
Sau thị trường Bắc Mỹ, chúng tôi đang nhắm đến các tuyến điểm mới lạ ở Nam Mỹ như Cuba, Mexico, Argentina, Brazil… Còn sản phẩm cụ thể như thế nào thì tôi muốn giữ bí mật đến phút chót vì sợ “nói trước bước không qua”.
Cảm ơn anh đã dành thời gian trò chuyện với DNSGCT.
Subscribe to:
Posts (Atom)