5.18.2009

LAURENT GRANIER – NGƯỜI NGHỆ SĨ KHÔNG ĐI TÌM NGHỆ THUẬT

Trong muôn vàn âm thanh thân thương của cuộc sống, yên lặng là thứ âm thanh kỳ diệu nhất - tái lập sự cân bằng và là nơi cất giữ tiếng vọng của những thanh âm khác khi cuộc sống đã đi qua. Bằng một giọng Pháp nhẹ và lười nhấn trọng âm, anh kể về một cuộc trưng bày tưởng tượng- chỉ những bức tường trắng, ảnh và sự yên tĩnh. Laurent Granier là một nghệ sĩ không đi tìm nghệ thuật, bởi anh cho rằng cuộc sống là một kho tàng vĩ đại và thưởng thức cuộc sống trọn vẹn đã là một niềm vui bất tận mà từ lúc đến cho tới lúc đi, con người chẳng bao giờ ở ngoài cuộc. Quê hương của anh là ngôi làng nhỏ Le Grau Du Roi (Lối vào của Vua) có từ thế kỷ thứ XIII ở miền Nam nước Pháp, Laurent Granier bình thường như bao du khách đến Việt Nam nếu không có sự thay đổi kỳ lạ trong bản thân mà anh cũng chưa bao giờ ngờ tới. Đó là sự quay lại của một người bạn đồng hành đã bỏ anh (hay anh đã bỏ quên?) trong mười năm- chiếc máy ảnh. Từng làm giám đốc một công ty thiết kế mỹ thuật tại Pháp, anh quyết định bán công ty để đi theo tiếng gọi của tâm hồn tự do. Anh đi khắp nơi trên thế giới, quan sát cuộc sống, con người và chụp hình bằng mắt. Không chờ đợi, không tìm kiếm tình yêu cũng như nghệ thuật, người nghệ sĩ mang trong mình giấc mơ trong suốt mười năm không máy, không ảnh, không phim đến Việt Nam, để rồi một ngày nghe tiếng thì thầm của giấc mơ kia và không còn nghe âm thanh nào khác nữa. “Để hiểu lịch sử Việt Nam, người ta đọc sách. Song để hiểu tâm hồn người Việt Nam, đường phố là trường học vĩ đại nhất tôi từng được biết.”, Granier tâm sự. Không nói nhiều về kinh nghiệm bản thân cũng như câu chuyện đàng sau những bức ảnh, vui vẻ nhưng kín đáo, Granier không có vẻ của một người khách tại đất nước này. Ấn tượng nhất của anh đối với con người ở đây là sự phong phú về tinh thần. Có những khoảnh khắc thôi thúc anh ghi lại nhưng không thể giải thích được. Cái nhìn thắc mắc đau khổ của một phụ nữ miền Tây, nụ cười găngxtơ của một cậu bé miền Trung, hay đơn giản chỉ là một cây chổi dựng nơi cửa… Người phương Tây luôn muốn lý giải và đặt tên mọi sự việc. Nhưng đối với Granier, anh chỉ đóng vai người ghi lại khoảnh khắc, không thuyết minh, không áp đặt, người xem được toàn quyền cảm nhận và đặt tên cho cảm xúc của mình. Khi được hỏi về tình yêu đối với phụ nữ, người nghệ sĩ cười với tất cả sự nhẹ nhàng của mái tóc, đôi mắt màu hạt dẻ và trả lời một kiểu lãng mạn rất Pháp, “Tôi yêu phụ nữ cũng như yêu những bức ảnh, những bông hoa.” Thế nhưng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua ống kính Granier không hề “lãng mạn kiểu Pháp” chút nào. Mạnh mẽ và trong lành là cảm nhận của Granier về hình ảnh phụ nữ Việt Nam. Muối là sự sống, những cô gái trên cánh đồng muối đang cho sự sống; người phụ nữ chèo đò trên chợ nổi, chiếc nón lá và hai mái chèo giữ một thế thăng bằng tuyệt đối; những bà lão nhăn nheo, bạc đầu cười hồn nhiên trên biển được Granier nâng niu, gọi là “quý bà”… Không có gì ngạc nhiên khi những bức ảnh của Granier không đẹp cầu kỳ, không là kết quả của trò chơi ánh sáng và kỹ thuật, bởi vì tất cả được ghi lại bằng sự chân thật của một tâm hồn biết nhìn nhận sự vật “như thị”. Granier chụp không nhiều, song những bức ảnh của anh chứa đựng cái lao xao trong yên tĩnh. Đó là điều quý giá! Đạt Ma, ông tổ của Thiền tông quay mặt vào vách đá chín năm không nói một lời. Granier, người nghệ sĩ nhiếp ảnh 10 năm chụp hình bằng mắt và ghi lại bằng đầu. Một sự tĩnh tại có thể so sánh được của một bậc chân tu và một hành giả. Duy trì đam mê nghệ thuật và mưu sinh là hai việc mà ít nghệ sĩ thực thụ nào làm tốt. Đối với Granier, anh nói rất đơn giản, “Tôi có hai tay, hai chân, và một cái đầu. Thế đã là quá nhiều. Lo gì sống không được.” Đến từ miền Nam nước Pháp, quê hương của lúa mạch và rượu nho, Granier biết nếm rượu và biết vùng nào có rượu ngon. Thế là anh biến sở trường thành một nghề mang theo trong hành trình của mình. Tại TP.Hồ Chí Minh, anh nhập khẩu rượu vang từ Pháp, nếm (chỉ nếm chứ không nuốt), và chọn loại rượu nào cho bữa tiệc nào theo yêu cầu của các khách sạn lớn. Anh không thích được gọi là doanh nhân, giám đốc hay bất cứ chức danh nào, đơn giản chỉ là nghệ sĩ. Ngoài nhiếp ảnh, Granier còn vẽ tranh và chơi nhạc. Cũng chính tình yêu với Jazz đã giúp anh ghi lại những khoảnh khắc đầy xúc cảm của Trần Mạnh Tuấn và anh em trong ban nhạc tại Sax and Art, bar nhạc jazz của Trần Mạnh Tuấn. Người ta thường nói cầu vồng là Cánh cửa Thiên đường. Tôi gặp Granier trong một chiều Sài Gòn lung linh sắc cầu vồng sau cơn mưa nên đối với tôi, cầu vồng là tình bạn. Có những điều không thể được hiểu bằng ngôn từ, mà bằng cảm giác. Những bức ảnh lao xao trong yên tĩnh của Granier dường như cũng vậy. Quế Anh Trang web tham khảo: www.laurentgranier.20mn.com LAURENT GRANIER – NGƯỜI NGHỆ SĨ KHƠNG ĐI TÌM NGHỆ THUẬT Trong muơn vàn âm thanh thân thương của cuộc sống, yên lặng là thứ âm thanh kỳ diệu nhất - tái lập sự cân bằng và là nơi cất giữ tiếng vọng của những thanh âm khác khi cuộc sống đã đi qua. Bằng một giọng Pháp nhẹ và lười nhấn trọng âm, anh kể về một cuộc trưng bày tưởng tượng- chỉ những bức tường trắng, ảnh và sự yên tĩnh. Laurent Granier là một nghệ sĩ khơng đi tìm nghệ thuật, bởi anh cho rằng cuộc sống là một kho tàng vĩ đại và thưởng thức cuộc sống trọn vẹn đã là một niềm vui bất tận mà từ lúc đến cho tới lúc đi, con người chẳng bao giờ ở ngồi cuộc. Quê hương của anh là ngơi làng nhỏ Le Grau Du Roi (Lối vào của Vua) cĩ từ thế kỷ thứ XIII ở miền Nam nước Pháp, Laurent Granier bình thường như bao du khách đến Việt Nam nếu khơng cĩ sự thay đổi kỳ lạ trong bản thân mà anh cũng chưa bao giờ ngờ tới. Đĩ là sự quay lại của một người bạn đồng hành đã bỏ anh (hay anh đã bỏ quên?) trong mười năm- chiếc máy ảnh. Từng làm giám đốc một cơng ty thiết kế mỹ thuật tại Pháp, anh quyết định bán cơng ty để đi theo tiếng gọi của tâm hồn tự do. Anh đi khắp nơi trên thế giới, quan sát cuộc sống, con người và chụp hình bằng mắt. Khơng chờ đợi, khơng tìm kiếm tình yêu cũng như nghệ thuật, người nghệ sĩ mang trong mình giấc mơ trong suốt mười năm khơng máy, khơng ảnh, khơng phim đến Việt Nam, để rồi một ngày nghe tiếng thì thầm của giấc mơ kia và khơng cịn nghe âm thanh nào khác nữa. “Để hiểu lịch sử Việt Nam, người ta đọc sách. Song để hiểu tâm hồn người Việt Nam, đường phố là trường học vĩ đại nhất tơi từng được biết.”, Granier tâm sự. Khơng nĩi nhiều về kinh nghiệm bản thân cũng như câu chuyện đàng sau những bức ảnh, vui vẻ nhưng kín đáo, Granier khơng cĩ vẻ của một người khách tại đất nước này. Ấn tượng nhất của anh đối với con người ở đây là sự phong phú về tinh thần. Cĩ những khoảnh khắc thơi thúc anh ghi lại nhưng khơng thể giải thích được. Cái nhìn thắc mắc đau khổ của một phụ nữ miền Tây, nụ cười găngxtơ của một cậu bé miền Trung, hay đơn giản chỉ là một cây chổi dựng nơi cửa… Người phương Tây luơn muốn lý giải và đặt tên mọi sự việc. Nhưng đối với Granier, anh chỉ đĩng vai người ghi lại khoảnh khắc, khơng thuyết minh, khơng áp đặt, người xem được tồn quyền cảm nhận và đặt tên cho cảm xúc của mình. Khi được hỏi về tình yêu đối với phụ nữ, người nghệ sĩ cười với tất cả sự nhẹ nhàng của mái tĩc, đơi mắt màu hạt dẻ và trả lời một kiểu lãng mạn rất Pháp, “Tơi yêu phụ nữ cũng như yêu những bức ảnh, những bơng hoa.” Thế nhưng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua ống kính Granier khơng hề “lãng mạn kiểu Pháp” chút nào. Mạnh mẽ và trong lành là cảm nhận của Granier về hình ảnh phụ nữ Việt Nam. Muối là sự sống, những cơ gái trên cánh đồng muối đang cho sự sống; người phụ nữ chèo đị trên chợ nổi, chiếc nĩn lá và hai mái chèo giữ một thế thăng bằng tuyệt đối; những bà lão nhăn nheo, bạc đầu cười hồn nhiên trên biển được Granier nâng niu, gọi là “quý bà”… Khơng cĩ gì ngạc nhiên khi những bức ảnh của Granier khơng đẹp cầu kỳ, khơng là kết quả của trị chơi ánh sáng và kỹ thuật, bởi vì tất cả được ghi lại bằng sự chân thật của một tâm hồn biết nhìn nhận sự vật “như thị”. Granier chụp khơng nhiều, song những bức ảnh của anh chứa đựng cái lao xao trong yên tĩnh. Đĩ là điều quý giá! Đạt Ma, ơng tổ của Thiền tơng quay mặt vào vách đá chín năm khơng nĩi một lời. Granier, người nghệ sĩ nhiếp ảnh 10 năm chụp hình bằng mắt và ghi lại bằng đầu. Một sự tĩnh tại cĩ thể so sánh được của một bậc chân tu và một hành giả. Duy trì đam mê nghệ thuật và mưu sinh là hai việc mà ít nghệ sĩ thực thụ nào làm tốt. Đối với Granier, anh nĩi rất đơn giản, “Tơi cĩ hai tay, hai chân, và một cái đầu. Thế đã là quá nhiều. Lo gì sống khơng được.” Đến từ miền Nam nước Pháp, quê hương của lúa mạch và rượu nho, Granier biết nếm rượu và biết vùng nào cĩ rượu ngon. Thế là anh biến sở trường thành một nghề mang theo trong hành trình của mình. Tại TP.Hồ Chí Minh, anh nhập khẩu rượu vang từ Pháp, nếm (chỉ nếm chứ khơng nuốt), và chọn loại rượu nào cho bữa tiệc nào theo yêu cầu của các khách sạn lớn. Anh khơng thích được gọi là doanh nhân, giám đốc hay bất cứ chức danh nào, đơn giản chỉ là nghệ sĩ. Ngồi nhiếp ảnh, Granier cịn vẽ tranh và chơi nhạc. Cũng chính tình yêu với Jazz đã giúp anh ghi lại những khoảnh khắc đầy xúc cảm của Trần Mạnh Tuấn và anh em trong ban nhạc tại Sax and Art, bar nhạc jazz của Trần Mạnh Tuấn. Người ta thường nĩi cầu vồng là Cánh cửa Thiên đường. Tơi gặp Granier trong một chiều Sài Gịn lung linh sắc cầu vồng sau cơn mưa nên đối với tơi, cầu vồng là tình bạn. Cĩ những điều khơng thể được hiểu bằng ngơn từ, mà bằng cảm giác. Những bức ảnh lao xao trong yên tĩnh của Granier dường như cũng vậy. Quế Anh Trang web tham khảo: www.laurentgranier.20mn.com

No comments:

Post a Comment